Top thực phẩm làm trẻ ngốc từ từ

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến trí thông minh của bé

Bé đi học mẫu giáo dễ rước bệnh lây nhiễm

Tại sao trẻ em nên tiêm chủng vaccine ngừa HPV?

Những năm đầu đời trẻ dễ bị viêm tai mũi họng liên miên

Trẻ bị ngộ độc chì có biểu hiện như thế nào?

1. Đồ ăn có nhiều chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn, nhằm giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, bắt mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn. Chất này rất hiếm trong tự nhiên, đa phần được sử dụng trong các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên đi chiên lại nhiều lần, thức ăn đóng gói, chế biến sẵn, kể cả trong bánh ngọt, bánh quy... Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người có quá nhiều chất béo chuyển hóa trong não có khả năng nhận biết kém hơn đáng kể, kích thước bộ não cũng nhỏ hơn.

2. Đồ ăn có chứa hàm lượng oxy hóa cao 

Những chất có chứa hàm lượng oxy hóa cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đại não, hoặc khiến não sớm bị thoái hóa, giảm trí thông minh. Những loại thịt, cá sấy khô, hun khói… đều được làm chín, làm khô với nhiệt độ từ 200 độ C trở lên, hoặc một thời gian dài tiếp xúc với khói… nên chỉ số oxy hóa rất cao. Mẹ nên thận trọng và hạn chế khi cho bé sử dụng những đồ ăn loại này.

3. Đồ ăn có nhiều bột ngọt

Bột ngọt (mì chính) rất hay được dùng để làm tăng vị ngọt của đồ ăn nhưng loại gia vị này lại tiềm ẩn nguy cơ tấn công tế bào thần kinh, ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ. Các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm cho các tế bào não tiếp xúc với bột ngọt, sau đó rửa sạch. Sau khoảng một giờ, các tế bào này nhanh chóng bị chết. Khá nhiều người gặp phải hiện tượng “say mì chính”, cảm giác đau đầu, tức ngực, chóng mặt, thậm chí là có những giấc mơ kỳ lạ, dữ dội sau khi ăn thức ăn cho quá nhiều mì chính.

Đồ ăn cho nhiều mì chính làm tổn thương các tế bào não

4. Đồ ăn quá mặn

Mọi người đều biết thức ăn quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến huyết áp và hại thận. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến cáo rằng hàm lượng muối cao trong thức ăn còn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và tư duy của não bộ. Do đó, thói quen nấu đồ ăn mặn lâu ngày cho con sẽ làm giảm trí thông minh của trẻ.

5. Đồ ăn nhanh

Thức ăn nhanh vốn đã có rất nhiều “tội” liên quan đến sức khỏe con người, từ gây ra béo phì, da xấu đến làm tăng huyết áp, ảnh hưởng tim mạch... Mới đây, một nghiên cứu khoa học còn chỉ ra việc ăn đồ ăn nhanh thường xuyên còn làm chậm hoạt động của não. Theo nghiên cứu này, những trẻ em ăn nhiều đồ ăn nhanh có kết quả làm bài kiểm tra các môn thấp hơn so với những trẻ ít khi ăn đồ ăn nhanh. Giả thuyết đặt ra là do đồ ăn nhanh chứa quá nhiều chất béo chuyển hóa, muối và những chất có hại cho não bộ, trong khi đó lại thiếu sắt, nguyên tố vi lượng rất cần cho não bộ hoạt động hiệu quả.

6. Đồ ăn chứa chất ngọt nhân tạo

Cho trẻ ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất làm ngọt nhân tạo như bánh kẹo, nước ngọt có gas... có thể dẫn đến việc não bộ bị tổn thương và suy giảm nhận thức ở con trẻ.

7. Đồ ăn có chứa chì và nhôm

Khoa học chỉ ra rằng, chì rất nguy hiểm với sức khỏe con người, đặc biệt là bộ não bởi nó có thể giết chết các tế bào thần kinh, làm tổn thương đại não. Bỏng ngô, trứng muối… là những đồ ăn có chứa chì, dù hàm lượng rất ít, nhưng nếu bé ăn nhiều, sẽ ảnh hưởng đến trí lực.

Đồ ăn chứa nhôm cũng vậy, làm cho trẻ phản ứng chậm chạp, tổn hại trí nhớ. Do đó, các mẹ hạn chế cho bé ăn những món ăn có quá nhiều dầu chiên, như quẩy chiên, bánh chiên…

Các mẹ hãy cho bé ăn nguồn thực phẩm tự nhiên như cá, trứng, đậu phụ và các loại hạt… vừa an toàn vừa có lợi cho hệ thần kinh.

Hãy là một bà mẹ thông minh trong cách chọn thực phẩm cho các con yêu của mình nhé!

Phương Thảo H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng