Sau khi sảy thai, không nên ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ hộp, đậu nành và đồ ăn vặt
Nguyên nhân nào khiến mẹ sảy thai?
Thiếu vitamin E - Tăng gấp đôi nguy cơ sẩy thai
Thai phụ quá béo dễ có nguy cơ sảy thai
Những thực phẩm có thể làm sẩy thai
Đồ ăn vặt
Snack, bánh quy, kẹo... có hàm lượng chất béo không tốt cao
Cơ thể bạn cần vitamin A, vitamin C và protein để hồi phục đầy đủ, vì vậy cách tốt nhất là tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều các chất dinh dưỡng này. Các loại thực phẩm ăn vặt có thể kể đến là khoai tây chiên, bánh quy và kẹo thường có hàm lượng calo và chất béo cao nhưng thiếu các loại chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể và hỗ trợ phục hồi sức khỏe
Đậu nành
Đậu nành có mức phytate hạn chế khả năng hấp thụ sắt
Mặc dù đậu nành là một loại thực phẩm lành mạnh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng lại không phải là lựa chọn thông minh cho chế độ ăn uống của bạn sau khi sảy thai. Vì lúc này, bạn cần thêm sắt do bị mất nhiều máu, trong đậu nành có mức phytate cao sẽ gây trở ngại cho khả năng hấp thụ sắt.
Thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn
Thực phẩm đóng hộp có thể gây ngộ độc
Các loại thực phẩm đóng hộp và đã qua chế biến không phải là lựa chọn tốt cho phụ nữ sau sảy thai. Những thực phẩm này chữa nhiều chất bảo quản nhân tạo có thể làm cho bạn bị ngộ độc.
Thức ăn nhanh
Ăn nhiều đồ ăn nhanh có thể làm tình trạng trầm cảm càng trở nên trầm trọng
Sau khi sảy thai, trầm cảm là tình trạng phổ biến thường gặp ở nhiều chị em. Bánh pizza, bánh mì kẹp thịt, bánh rán... thường được cho là thực phẩm có thể gây trầm cảm. Ăn thức ăn nhanh sẽ không tốt cho sức khỏe tâm thần vì càng khiến bạn dễ bị trầm cảm hơn trong giai đoạn sảy thai.
Cà phê
Cà phê chứa caffeine không tốt cho tử cung
Loại thức uống này được cho là không tốt vào thời điểm bạn thụ thai, trong khi mang thai, sau khi mang thai và thậm chí nếu bạn bị sảy thai. Cà phê có chứa caffeine không tốt cho tử cung.
Những thực phẩm nên ăn sau sảy thai:
- Bổ sung sắt: Có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu...
- Bổ sung magie: Có nhiều trong gạo, lúa mì, yến mạch, hạt bí ngô, bí đao, dưa hấu, hướng dương, hạnh nhân, hạt điều, mận khô, cải xoăn, cải lá xanh, rau bina...
- Bổ sung canxi: Có nhiều trong sữa, các sản phẩm từ sữa, trái cây sấy khô, cải chíp, chuối, hạt dẻ, súp lơ xanh...
- Bổ sung acid folic: Có nhiều trong đậu lăng, trứng, bông cải xanh, bơ, măng tây, các loại quả thuộc giống cam quýt, rau bina, cà rốt, bánh mỳ, thịt bò, hướng dương, chuối, dưa hấu, chanh....
Bình luận của bạn