Những vật dụng tuyệt đối không nên cho vào lò vi sóng

Không phải dụng cụ nhà bếp nào cũng an toàn với lò vi sóng

Dùng hộp nhựa trong lò vi sóng hâm nóng thức ăn: Dễ bị ung thư, vô sinh

Đừng cho những thứ này vào lò vi sóng kẻo rước thêm tai họa!

6 lợi ích sức khỏe của tỏi và gừng

Sử dụng cụ nấu ăn bằng silicone liệu có an toàn?

Cơ chế hoạt động của lò vi sóng

Dù khác nhau về hình dạng hay kích thước, các sản phẩm lò vi sóng (lò vi ba) đều có chung nguyên lý hoạt động cơ bản. Hiểu một cách đơn giản, trong thiết bị có một máy phát sóng cao tần khuếch đại tia vi sóng, khiến chúng chuyển động thành dòng. Các tia này liên tục phản xạ qua lại trong buồng nấu làm bằng kim loại hoặc qua thiết bị quạt phát tán.

Quá trình đốt nóng của lò vi sóng chia ra làm hai giai đoạn: Nước chứa trong thức ăn được hâm nóng bằng các tia vi sóng; Sau đó, hơi nước sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn.

Với cơ chế hoạt động trên, người sử dụng lò vi sóng cần thận trọng với thực phẩm cũng như dụng cụ đựng khi cho vào lò. Dùng lò vi sóng sai cách không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm mà còn làm hỏng hay giảm tuổi thọ thiết bị.

Những dụng cụ, thực phẩm không nên vi sóng

Hộp đựng thực phẩm dùng một lần

Không dùng lò vi sóng hâm nóng thực phẩm đựng trong hộp xốp

Không dùng lò vi sóng hâm nóng thực phẩm đựng trong hộp xốp

Khi bạn mua đồ ăn nhanh, thực phẩm thường được đựng trong hộp xốp, hộp nhựa dùng một lần. Các dụng cụ này có thể bảo quản thực phẩm tạm thời, nhưng tuyệt đối không nên vi sóng.

Xốp sẽ mềm dần khi làm nóng tới 100 độ C, khiến thức ăn nhiễm nhiều hóa chất độc hại, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nhiệt độ càng cao sẽ khiến hộp đựng bằng xốp chảy và vỡ, để lại mớ hỗn độn trong lò vi sóng.

Tương tự, một số loại hộp nhựa có thể bảo quản trong tủ lạnh, ngăn đá nhưng sẽ biến dạng khi dùng trong vi sóng. Nếu cần hâm nóng thức ăn nhanh, bạn nên múc ra đĩa, bát chuyên dụng trước khi cho vào lò vi sóng.

Dụng cụ đựng phù hợp với lò vi sóng thường có biểu tượng “Microwave safe” trên bao bì, làm từ chất liệu như thủy tinh, gốm sứ an toàn.

Dụng cụ kim loại

Kim loại phát ra tia lửa khi vi sóng - Ảnh: Mad Brain Lab

Kim loại phát ra tia lửa khi vi sóng - Ảnh: Mad Brain Lab

Bất cứ sản phẩm bằng kim loại nào, từ bát, đĩa đến giấy bạc, giấy nhôm bọc thực phẩm đều không an toàn với lò vi sóng. Nguyên nhân là kim loại phản xạ lại sóng vi ba dễ gây tia lửa điện kèm theo nguy cơ cháy nổ. Ngay cả chén đĩa bằng sứ có trang trí hoa văn kim loại cũng không nên nấu ăn trong lò vi sóng.

Trứng sống nguyên vỏ

Bạn hoàn toàn có thể chế biến các món trứng với lò vi sóng, miễn là bạn đập trứng vào dụng cụ đựng phù hợp. Cho trứng nguyên vỏ vào lò vi sóng có thể khiến trứng vỡ, nổ trong lò. Nguyên nhân là lòng trắng và đỏ chứa nhiều nước, khi bị làm nóng nhanh sẽ giãn nở mạnh, gây áp suất lớn lên vỏ.

Nhiều trường hợp trứng đã luộc chín vẫn phát nổ khi vi sóng. Vì thế, để đảm bảo an toàn, bạn nên bóc vỏ trứng luộc, bổ trứng làm đôi trước khi hâm nóng trong lò vi sóng.

Quả mọng

2 trái nho phát ra tia plasma khi được vi sóng

2 trái nho phát ra tia plasma khi được vi sóng

Tạo ra tia lửa điện bằng cách vi sóng 2 quả nho là thí nghiệm khoa học khá phổ biến trên mạng Internet. Tuy nhiên, đừng dại dột thử nghiệm cho nho hay trái cây mọng nước vào lò vi sóng. Giống như trứng, chúng có thể phát nổ, chảy nước, khiến bạn phải mất công lau dọn.

Ngoài ra, các nhà khoa học chỉ ra rằng, một quả nho có kích thước vừa đủ để khuếch đại bước sóng, tạo ra điện trường mạnh và các tia lửa điện. Việc làm này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ mà còn gây hại cho bộ phận phát sóng của thiết bị, khiến lò vi sóng nhanh hỏng.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Món ngon - Nhà hàng