Những yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Làm sao phòng ngừa biến chứng tim mạch cho người bệnh đái tháo đường?
TPCN Ích Thận Vương có giúp phòng ngừa suy thận khi mắc đái tháo đường?
11 thực phẩm kiểm soát đường huyết hiệu quả cho người bệnh đái tháo đường
Gần 1.000 người dân được khám sàng lọc miễn phí bệnh tim mạch và đái tháo đường
Đái tháo đường type 2 chiếm khoảng 90% các trường hợp bệnh đái tháo đường. Bệnh này khởi phát chậm và thường được chẩn đoán ở người trên 40 tuổi. Vì triệu chứng của bệnh không rõ ràng hoặc không có triệu chứng gì nên có thể mất khoảng 10 năm người bị bệnh đái tháo đường mới phát hiện ra bệnh. Do vậy, việc hiểu rõ các yếu tố nguy cơ của bệnh là quan trọng.
Nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 tăng theo tuổi. Bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh hơn nếu bạn là người da trắng và trên 40 tuổi, hoặc người Caribe gốc Phi, người da đen gốc Phi và người Nam Á trên 25 tuổi. Nếu tiểu sử gia đình, người thân của bạn bị bệnh đái tháo đường thì nguy cơ bạn mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao gấp 2 đến gấp 6 lần. Ngoài ra, tăng huyết áp và thừa cân, béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bạn.
Hút thuốc lá
Những người hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2, và cũng tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim mạch và ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hút thuốc lá có thể làm cho tình trạng kháng insulin trở nên trầm trọng hơn. Kể cả với người bình thường, không mắc bệnh đái tháo đường, hút thuốc lá cũng có khiến việc kiểm soát lượng đường huyết trở nên khó khăn hơn.
Đái tháo đường thai kỳ
Là một dạng đái tháo đường trong thời kì mang thai, thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 2 và 3 (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9) của thai kỳ. Nếu bạn bị đái tháo đường thai kỳ, bạn cần kiểm tra định kỳ lượng đường trong máu vì nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Kiểm tra lượng đường trong máu 6 tuần sau sinh và hàng năm theo hướng dẫn của bác sĩ. Luôn chú ý các triệu chứng của bệnh đái tháo đường.
Phụ nữ cũng có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ bằng cách kiểm soát cân nặng, ăn uống lành mạnh và duy trì hoạt động hợp lý.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng buồng trứng đa nang là một bệnh cảnh ảnh hưởng đến buồng trứng ở phụ nữ. Buồng trứng là một phần trong hệ thống sinh sản của người phụ nữ, có nhiệm vụ dự trữ và giải phóng trứng để chuẩn bị cho thụ tinh. Mỗi trứng dự trữ và phát triển trong một khối nhỏ chứa nhiều dịch gọi là nang tại buồng trứng trước khi giải phóng. Đối với Phụ nữ bị đa nang buồng trứng, một vài nang có thể phát triển nhưng chúng không thể trở thành trứng để có thể thụ tinh. Những nang này có thể trở thành u nang.
Phụ nữ mắc PCOS dễ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. PCOS có liên quan đến tình trạng kháng insulin và do đó nồng độ insulin lưu thông trong máu cao hơn.
Theo đề nghị của NICE (Viện Chăm sóc sức khỏe Hoa Kỳ), phụ nữ bị PCOS nên được xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. Nếu rối loạn đường huyết đói hoặc rối loạn dung nạp glucose (đường), thử nghiệm này nên được lặp lại hàng năm.
Sức khỏe tâm thần
Một số tình trạng tâm thần làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 bao gồm: Tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm. Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị loạn thần, điều này cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2, nhưng nguy cơ này là khá thấp.
Ngoài ra, khi bị căng thẳng kéo dài, cơ thể cũng sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng đường vào máu để cung cấp thêm năng lượng cho các tế bào. Điều này có nghĩa là căng thẳng mạn tính có thể khiến đường huyết tăng cao, khó kiểm soát hơn, về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2.
Lối sống ít vận động
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường type 2 được cho là do ít vận động, lười thể dục thể thao.
Trên thực tế, phần cơ xương khớp của cơ thể chính là cơ quan sử dụng đến lượng đường chúng ta nạp vào hàng ngày nhiều nhất, nếu thường xuyên không vận động trong thời gian dài, sẽ làm giảm sự hấp thụ đường cũng như nhu cầu glucose, từ đó dẫn đến teo cơ, tổ chức cơ bắp tăng lượng mỡ thừa, dẫn đến béo phì và kháng insulin.
Thức uống có cồn
Uống quá nhiều rượu và các đồ uống có cồn cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Những khuyến cáo hiện nay được đưa ra là không nên uống quá 2 đơn vị cồn (lon/chai) mỗi ngày.
Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, uống quá nhiều thức uống có cồn trong 1 hoặc 2 ngày trong tuần cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm khác như ung thư. Bằng chứng chỉ ra rằng những người uống điều độ (uống liều và thời gian như khuyến cáo) có rủi ro thấp mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Ngủ
Nghiên cứu thuộc Đại học Chicago (Mỹ) cho thấy, rối loạn giấc ngủ cũng “đe dọa” làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường. Các nhà nghiên cứu cho rằng, thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều có thể làm thay đổi cách cơ thể chúng ta sản sinh và sử dụng insulin, trong khi hormone này lại có chức năng điều chỉnh nồng độ glucose trong máu. Do vậy, insulin bị cản trở cũng ảnh hưởng đến đường huyết.
Bình luận của bạn