Nối mi: Nên hay không?

Nối mi có hại không? Nối mi có bị rụng mi thật không?

Cẩn thận nối mi mắt giả, mất mi mắt thật!

Nối mi mắt: Coi chừng tiền mất tật mang

Nối mi - nối thêm cả những tác hại cho mắt

Làm thế nào để có đôi lông mi dài nhanh mà không tốn kém

Có rất nhiều phong cách nối mi (Lash Extensions) khác nhau: Nối mi lụa (chất liệu mi mềm, mỏng, nhìn như thật), mi thiên nga (các sợi có độ dài khác nhau đan xen nhau tạo cảm giác tự nhiên), mi volume (mi chùm, dày, đậm)… Hiện tại, có 2 phương pháp nối mi chủ yếu là nối mi trực tiếp vào mi thật và nối mi trực tiếp lên bờ mí mắt cạnh các mi mắt thật.

Đối với phương pháp nối mi trực tiếp vào mi thật, thợ nối mi sẽ dùng nhíp hoặc kim tách từng sợi lông mi nhân tạo, nhúng vào keo và dán trực tiếp lên 1/2 chiều dài của lông mi đồng thời chọn lựa chiều dài và độ cong của sợi mi vừa phải, phù hợp với khuôn mặt để đem lại độ tự nhiên nhất cho hàng mi.

Phương pháp nối mi trực tiếp lên bờ mí mắt cạnh các mi mắt thật được sử dụng nhiều hiện nay với ưu điểm thực hiện nối nhanh, phù hợp với nhiều loại mi và mắt, thích hợp với phong cách nối mi dày.

Tuy nối mi giúp đôi mắt to tròn, sáng nét và thu hút hơn, nhưng nó lại vấp phải nhiều tranh cãi về sự an toàn hay không an toàn cho sức khỏe

BS. Jessica Lattman tới từ New York, Mỹ sau khi tổng hợp những ý kiến của các đồng nghiệp trong lĩnh vực nhãn khoa và phẫu thuật thẩm mỹ cùng những kiến thức chuyên môn của mình, cho biết: “Sự thực về nối mi sẽ khiến bạn bất ngờ”.

Nối mi an toàn

Điều đó chỉ xảy ra khi nó được thực hiện bởi một thợ nối mi có tay nghề với các thiết bị vô trùng và keo formaldehyde an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại keo formaldehyde kém chất lượng có thể gây kích ứng và các phản ứng dị ứng, gây hại cho giác mạc. Keo cũng có thể làm bít tắc các tuyến meibomian (tuyến nhờn ở mí nằm ở chân lông mi) dẫn tới viêm mí mắt.

Quả đúng như vậy, một nghiên cứu ở Nhật Bản năm 2012 cho thấy trong số 107 phụ nữ nối mi có: 64 người đã trải qua tình trạng phản ứng dị ứng vì keo nối mi và 42 người trải qua tình trạng bị ăn mòn kết mạc do nhiễm trùng, trong khi số còn lại gặp tình trạng phản ứng dị ứng có liên quan với sợi mi gây nhiễm trùng đến các bộ phận khác nhau của mắt.

Năm 2013, một phụ nữ người Anh sau khi nối mi đã bị sưng phồng mặt, cảm giác châm chích đau đớn và mắt đỏ ngầu. Kết quả là cô phải trải qua 5 giờ để “rửa mắt” do dị ứng với keo dán mi.

Không nên để mi nối trong thời gian dài

Thực tế, những người muốn hàng mi nối bền lâu hơn thường có xu hướng ít tác động vào vùng mi mắt, hạn chế rửa mắt, vệ sinh lông mày, lông mi. Điều đó khiến lông mi trở nên bẩn hơn, có thể chứa vi khuẩn, nấm gây nhiễm trùng mí và mắt.

Tốt nhất, hãy hạn chế nối mi. Nếu muốn đẹp, chỉ nên dùng mi giả trong thời gian ngắn và nên mua mi giả và keo dán đảm bảo chất lượng. Sau khi dùng xong cần tẩy trang kỹ càng, sạch sẽ để loại bỏ các hóa chất, hoặc bụi bặm có thể chui vào mắt. Trong trường hợp sau khi nối mi cảm thấy mắt ngứa ngáy, đỏ ngầu hoặc cộm mắt… cần đi khám bác sỹ ngay lập tức để tránh tổn thương cho giác mạc.

Tháo mi giả có thể khiến mi thật bị yếu, rụng

Việc tháo gỡ mi nối không hề đơn giản, nếu không cẩn thận và chuyên nghiệp rất có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho đôi mắt và hàng mi thật. Hiện nay, để tháo mi, thợ nối mi có thể sử dụng dung dịch tháo mi, sáp tháo mi, gel tháo mi hoặc tăm tháo mi. Tuy nhiên, bất cứ tác động vào mi lúc nào cũng có thể gây rụng mi thật. Hãy cân nhắc kỹ điều này trước khi nối mi hay tháo mi. 

Biết Tuốt H+ (Theo Livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp