Bong gân và căng cơ đều gây ra các cơn đau, vậy làm thế nào để phân biệt chúng?
Muốn bong gân mau khỏi, hãy làm như thế này
Có nên bôi mật gấu khi bị bong gân?
Lá chùm ngây – biện pháp tự nhiên điều trị sưng, đau cơ bắp
Bài tập tăng sức mạnh cơ bắp cho phụ nữ tiền mãn kinh
Những khu vực dễ bị bong gân, căng cơ
Các khu vực dễ bị bong gân là cổ chân, đầu gối và cổ tay. Trong khi đó, bạn thường bị căng cơ tại vai, chân (đặc biệt là cơ gân kheo) và lưng.
Những nguyên nhân gây bong gân và căng cơ
Có nhiều nguyên nhân có thể gây bong gân và căng cơ. Tất cả các vết thương do hoạt động quá sức (tập thể thao lâu mà không nghỉ ngơi hợp lý); xoay, vặn người hay vô tình bị ngã,… đều có thể dẫn tới bong gân hoặc căng cơ.
Hoạt động quá sức hay vô tình bị ngã đều có thể gây bong gân hoặc căng cơ
Vậy làm thế nào để phân biệt bong gân và căng cơ?
Cả 2 tình trạng này đều gây ra các cơn đau và khó khăn khi di chuyển. Tuy nhiên, có một vài dấu hiệu sau có thể giúp bạn phân biệt chúng.
- Các dấu hiệu bong gân: Phần tổn thương bị sưng, bầm tím. Khớp bị đau trở nên bất ổn định.
- Các dấu hiệu căng cơ: Ngoài các cơn đau, căng cơ còn gây co thắt cơ bắp, từ đó dẫn đến hiện tượng chuột rút. Cơ bị yếu đi dẫn tới khả năng vận động bị hạn chế. Các vết bầm tím cũng có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc một vài ngày sau mới xuất hiện.
Bong gân, căng cơ mất bao lâu để hồi phục?
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết thương và vận động sau khi bị thương có thể ảnh hưởng tới thời gian hồi phục. Thông thường bong gân hoặc căng cơ có thể mất một vài ngày hoặc vài tuần để hồi phục.
Trong vòng 24 – 48 giờ đầu sau khi bị thương, bạn nên nghỉ ngơi, bảo vệ các vùng bị thương bằng cách sử dụng nạng hay các thiết bị trợ giúp khác. Cố định vết thương (không quá chặt) và chườm đá 15 – 20 phút mỗi 2 giờ có thể giúp làm giảm các cơn đau.
Nếu không thấy tình trạng cải thiện sau một vài ngày, bạn có thể tới gặp bác sỹ để được tư vấn cụ thể hơn. Các bác sỹ có thể cho bạn tập các bài tập vật lý trị liệu, giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động nhanh chóng và an toàn.
Cách ngăn chặn bong gân và căng cơ
Thường xuyên tập các bài tập tăng cường sức dẻo dai cho cơ bắp có thể giúp mở rộng tầm hoạt động của các khớp, cải thiện khả năng vận động và giảm thiểu nguy cơ bong gân, căng cơ. Các bài tập căng, giãn cơ giúp bạn giữ cân bằng ổn định trong quá trình hoạt động, từ đó làm giảm nguy cơ bong gân, căng cơ khi hoạt động mạnh.
Bình luận của bạn