Sai lầm của phụ huynh trong điều trị động kinh ở trẻ

Động kinh có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ em

Dấu hiệu và cách xử lý trẻ lên cơn co giật do động kinh

Trẻ mắc bệnh động kinh do ngã đập đầu xuống đất

Co giật, sùi bọt mép chỉ vì... thiếu ngủ

Vì sao uống đều thuốc chống động kinh nhưng vẫn bị co giật?

Việc xử lý trẻ lên cơn động kinh

Trẻ đột ngột lên cơn động kinh có thể khiến gia đình hoảng loạn, thiếu bình tĩnh, gây ra sai sót khi xử trí. Những vấn đề thường mắc phải của các bậc phụ huynh là ngay lập tức cho trẻ uống thuốc và đè giữ trẻ đang lên cơn co giật. Nhiều cha mẹ còn đưa những vật thể lạ vào miệng trẻ, điều này khiến trẻ dễ bị ngạt thở, gây ra tử vong.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, gia đình nên để trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên, nới lỏng quần áo, để trẻ có được tư thế thoải mái nhất. Ngoài ra, cũng có nhiều cha mẹ chưa lưu tâm tới triệu chứng co giật kéo dài, trẻ bị thương, khó thở,… nên chậm trễ việc đưa trẻ đi khám bác sỹ.

Sử dụng thuốc

Nhiều trẻ vì thuốc đắng (thuốc uống), sợ tiêm, sợ bị đút thuốc vào hậu môn nên nói dối, tự ý giảm liều, ngừng thuốc mà cha mẹ không biết. Khi yêu cầu trẻ uống thuốc, cha mẹ cần nói cho trẻ biết rằng, việc uống thuốc là tốt cho tình trạng sức khỏe của trẻ, đồng thời theo dõi sát sao, quán xuyến trẻ dùng thuốc thường xuyên.      

Đưa trẻ đi khám chữa thầy lang, thầy mo

Dân gian quan niệm bệnh động kinh do ma quỷ làm nên nhiều trường hợp cha mẹ chậm trễ việc đưa trẻ đi khám mà chữa bệnh theo các phương pháp của thầy lang, thầy mo khiến bệnh thêm nặng.

Thiếu tư vấn tâm lý cho trẻ

Trẻ bị động kinh thường có cảm giác lo lắng, sợ bạn bè kỳ thị nên có xu hướng giấu bệnh, dễ sinh trầm cảm. Cha mẹ cần là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho trẻ, dạy trẻ biết rằng bệnh lý không phải là xấu và trẻ cũng vì thế mà không cần phải cảm thấy xấu hổ hay tự ti.

M. Hiếu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh