- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường nên giảm cân, đặc biệt là giảm béo bụng để kiểm soát bệnh tốt hơn
Người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận với bệnh động mạch ngoại biên
Tê bì chân tay ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và khắc phục
Chất chống oxy hóa: “Vũ khí” trong cuộc chiến chống biến chứng đái tháo đường
Tại sao người bệnh đái tháo đường cần chú ý tới rối loạn ăn uống?
Cùng với bệnh đái tháo đường, thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác, ví dụ như đau tim, gan nhiễm mỡ, suy thận, suy tim, bệnh võng mạc đái tháo đường… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu giảm cân hiệu quả, người bệnh đái tháo đường type 2 có thể giảm đáng kể nguy cơ biến chứng.
Theo Hiệp hội Tim mạch (Mỹ), việc duy trì cân nặng ổn định cũng giúp người bệnh đái tháo đường duy trì lượng cholesterol “tốt” HDL, nồng độ triglyceride, huyết áp và lượng đường huyết ổn định. Theo đó, bằng cách kiểm soát cân nặng, bạn có thể kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả tới 75%, kéo dài tuổi thọ trung bình.
Trên thực tế, việc giảm cân được đánh giá là khá khó khăn với người bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân là bởi họ có ít lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu nắm rõ một vài nguyên tắc dưới đây, bạn vẫn có thể giảm cân từ từ và an toàn, duy trì cân nặng ổn định:
Giảm cân giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát bệnh hiệu quả hơn
Cắt giảm thực phẩm giàu carbohydrate
Ăn nhiều các thực phẩm giàu carbohydrate có thể làm tăng đường huyết, đồng thời cũng có thể khiến bạn tăng cân khó kiểm soát. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên có kế hoạch hạn chế thực phẩm giàu carbohydrate để giảm cân và đồng thời kiểm soát bệnh hiệu quả.
Nhiều chuyên gia cho biết, người bệnh đái tháo đường không nên bổ sung quá 45% lượng calorie hàng ngày từ thực phẩm giàu carbohydrate. Bạn cũng chỉ nên ăn các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… giàu chất xơ, không làm đường huyết tăng cao quá mức.
Cắt giảm calorie, nhưng không bỏ bữa sáng
Người bệnh đái tháo đường nên bổ sung ít calorie hơn so với người bình thường để giảm cân, kiểm soát bệnh hiệu quả. Nhiều người chọn cách bỏ bữa sáng để cắt giảm calorie, nhưng trên thực tế, thói quen này có thể gây ra tác động tiêu cực tới sức khỏe. Theo đó, bỏ bữa sáng có thể khiến đường huyết hạ thấp quá mức, khiến người bệnh đái tháo đường thấy mệt mỏi, uể oải, thậm chí choáng ngất.
Thay vào đó, người bệnh đái tháo đường nên ăn các thực phẩm giàu protein trong bữa sáng. Bổ sung protein còn có lợi ích thúc đẩy đốt cháy chất béo dư thừa trong cơ thể. Bạn cũng có thể cắt giảm calorie bằng cách tránh các món chiên rán, các loại thực phẩm chế biến sẵn giàu chất béo bão hòa. Thay vào đó, hãy chọn các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như hạnh nhân, quả óc chó, hạt lanh, quả bơ… để giảm cân từ từ, lạnh mạnh.
Tập thể dục đều đặn
Điều quan trọng nhất để có thể giảm cân an toàn, lành mạnh là phải duy trì được thói quen tập thể dục đều đặn. Cân nặng của bạn sẽ không giảm nếu chất béo lưu trữ trong cơ thể không bị đốt cháy. Có chế độ ăn kiêng lành mạnh có thể giúp tăng tốc quá trình đốt cháy chất béo, nhưng chúng không giúp đốt cháy chất béo dư thừa trong cơ thể, trừ khi bạn bắt đầu tập thể dục.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người bệnh đái tháo đường cần tập thể dục khoảng 300 phút/tuần, hoặc ít nhất 30 phút mỗi ngày để có thể giảm cân hiệu quả. Các bài tập phù hợp với người bệnh đái tháo đường bao gồm các bài tập thể dục nhịp điệu (aerobic), các bài tập tăng cường sức mạnh, tập cardio… Nếu không có thời gian đi tập, bạn cũng có thể đi bộ nhanh 40 phút mỗi ngày để thúc đẩy giảm cân, kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Vi Bùi H+ (Theo Onlymyhealth)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.
Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…
Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn