- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Liệu pháp insulin vốn được coi là “cứu cánh” cho trường hợp bệnh đái tháo đường nghiêm trọng
Tê bì chân tay ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và khắc phục
Chất chống oxy hóa: “Vũ khí” trong cuộc chiến chống biến chứng đái tháo đường
Tại sao người bệnh đái tháo đường cần chú ý tới rối loạn ăn uống?
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường?
Theo nghiên cứu mới của Bệnh viện Brigham and Women (Mỹ), một bộ phận đáng kể người bệnh đái tháo đường type 2 đang từ chối điều trị bằng insulin theo khuyến nghị của bác sỹ. Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng, những người trì hoãn điều trị bằng insulin sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
Theo đó, so với những người điều trị bằng insulin đúng theo hướng dẫn của bác sỹ, những người từ chối liệu pháp này có xu hướng kiểm soát đường huyết kém hơn. Họ cũng mất nhiều thời gian hơn để đạt tới giai đoạn ổn định đường huyết.
Nghiên cứu về liệu pháp insulin
Các nhà khoa học Mỹ đã thống kê dữ liệu sức khỏe trong vòng 15 năm của 5.307 người trường thành mắc bệnh đái tháo đường type 2. Tất cả những người này đều đã được bác sỹ khuyến nghị dùng liệu pháp insulin.
Trong những người tham gia nghiên cứu, có 2.267 người (hay 42,7%) đã từ chối điều trị bằng insulin. Các nhà khoa học nhận thấy, trong những năm tiếp theo, những người này kiểm soát đường huyết kém hơn nhiều so với những người đồng ý điều trị ngay thời điểm được bác sỹ đề nghị dùng insulin. Những người từ chối điều trị bằng insulin thường là những người cao tuổi, những người đang sử dụng các loại thuốc điều trị đái tháo đường khác không phải thuốc tiêm insulin.
Người cao tuổi thường có xu hướng từ chối điều trị đái tháo đường bằng insulin
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, việc trì hoãn điều trị bằng insulin có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, cũng như có thể rút ngắn tuổi thọ của người bệnh.
Các nhà khoa học cho rằng, nghiên cứu này nhấn mạnh các bác sỹ phải xem lại cách trao đổi với bệnh nhân về các lựa chọn điều trị đái tháo đường, cũng như chú ý tới mong muốn, các yếu tố rủi ro của từng người bệnh. Nghiên cứu này cũng cho thấy cần phải nâng cao nhận thức của người bệnh đái tháo đường về hiệu quả của liệu pháp insulin trong việc kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường.
Liệu pháp insulin có thể là “cứu cánh” của người bệnh đái tháo đường
Với người bình thường, tuyến tụy có thể sản sinh hormone insulin để điều chỉnh lượng đường huyết. Insulin là hormone giúp ngăn không cho đường huyết tăng quá cao, cũng như hạ xuống quá thấp. Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường type 2, chức năng insulin bị suy yếu và cơ thể không thể chuyển hóa đúng cách đường glucose trong máu.
Bác sỹ nội tiết Minisha Sood từ Bệnh viện Lenox Hill (Mỹ) cho biết: “Người bệnh đái tháo đường một là không tạo ra đủ insuin, hai là cơ thể có thể sản sinh insulin nhưng lại gặp tình trạng kháng insulin. Điều này có nghĩa là hormone insulin không thể hoạt động tốt như bình thường”.
Thông thường, người bệnh đái tháo đường cần dùng liệu pháp insulin để giúp cơ thể loại bỏ bớt lượng đường dư thừa trong máu, trước khi các biến chứng xảy ra. Cụ thể, đường huyết tăng cao trong khoảng thời gian dài có thể khiến người bệnh đái tháo đường bị mệt mỏi quá mức, đi tiểu nhiều, thường xuyên thấy khát nước, giảm cân không chủ ý và thậm chí có thể tử vong trong những trường hợp xấu nhất.
Lượng đường huyết tăng cao cũng có thể dẫn tới tổn thương dây thần kinh, thận, mạch máu, làm suy giảm thị lực và có thể gây suy tạng, đau tim, đột quỵ.
Người bệnh từ chối liệu pháp insulin có thể do chi phí cao, lo sợ tác dụng phụ
Theo các chuyên gia, nhiều người bệnh đái tháo đường không nhận thức được rằng liệu pháp insulin là một phương pháp điều trị cần thiết khi họ không còn khả năng kiểm soát bệnh hiệu quả. Nhiều người bệnh cũng tin rằng điều trị bằng insulin chỉ thực sự cần thiết với những người bệnh nặng.
Họ tin rằng vẫn còn nhiều lựa chọn thay thế khác, trước khi thực sự cần tới thuốc tiêm insulin. Tuy nhiên, theo bác sỹ Minisha Sood, việc bổ sung quế, vitamin B8, berberine… qua các loại thực phẩm chức năng chỉ có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường chứ không thể thay thế hoàn toàn liệu pháp insulin.
Một vài lý do nữa khiến nhiều người bệnh từ chối dùng insulin là do lo sợ các tác dụng phụ như gây tăng cân, sợ phải tiêm thuốc hàng ngày, lo lắng về chi phí cao… Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo bất kể lý do là gì, các bác sỹ vẫn cần trao đổi thắng thắn với người bệnh đái tháo đường về hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn điều trị bằng insulin.
Vi Bùi (Theo Healthline)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.
Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…
Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn