Triệu chứng cảm lạnh kéo dài khiến người bệnh khó chịu
4 cách ngăn ngừa chảy nước mũi khi bị cảm lạnh
Tại sao bạn bị cảm lạnh trong mùa Hè nắng nóng?
Trẻ bị ho và cảm lạnh: Có nên uống thuốc ngay?
Trẻ bị cảm lạnh có nên đi máy bay không?
Dùng máy tạo độ ẩm
Độ ẩm trong không khí thấp gây khô mũi và khiến bạn có nguy cơ cao bị cảm lạnh. Theo bác sỹ Amber Tully – Bác sỹ gia đình tại Cleveland Clinic (Mỹ): “Để phòng ngừa cảm lạnh bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm. Độ ẩm cao có thể giúp giữ ẩm màng nhầy trong mũi và ức chế các loại virus gây cảm lạnh xâm nhập vào đường hô hấp. Tuy nhiên, bạn không nên để độ ẩm quá cao vì không khí ẩm ướt có thể là môi trường thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển”.
Bổ sung đủ vitamin D
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy những người bị thiếu vitamin D dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hơn những người được bổ sung đầy đủ. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, người lớn cần bổ sung ít nhất 600 IU vitamin D mỗi ngày. Tuy nhiên sẽ rất khó để bổ sung đủ vitamin D thông qua chế độ ăn uống. Do đó, nếu nghi ngờ thiếu vitamin D, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ để lựa chọn các sản phẩm bổ sung vitamin D phù hợp với bạn.
Những người có nồng độ vitamin D thấp thường dễ bị cảm lạnh
Vệ sinh điện thoại
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Arizona (Mỹ) năm 2012 đã phát hiện ra rằng điện thoại di động có thể chứa lượng vi khuẩn cao gấp 10 lần so với nhà vệ sinh. Do vậy, để hạn chế nguy cơ cảm lạnh, bạn nên vệ sinh điện thoại thường xuyên.
Rửa tay sạch sẽ và hạn chế chạm tay vào mặt
Một nghiên cứu nhỏ năm 2008 cho thấy mọi người thường chạm tay vào mặt trung bình 16 lần mỗi giờ. Tuy nhiên, thói quen này có thể là tác nhân gây cảm lạnh. Khi bạn tiếp xúc với virus (thông qua người bị cảm lạnh hoặc bề mặt chứa virus), nó có thể xâm nhập vào đường hô hấp nếu bạn không rửa tay sạch. Do đó, để phòng cảm lạnh, hãy chắc chắn rằng bạn đang rửa tay đúng cách. Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn ít nhất 20 giây.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng giúp phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả
Thư giãn
Căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Do vậy, hãy tập thư giãn để ngăn chặn cảm lạnh. Bạn có thể thử tập yoga, thiền, hoặc đi dạo để tâm trạng thoải mái hơn.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc là "chìa khóa" để ngăn ngừa cảm lạnh. Trong nghiên cứu của JAMA Internal Medicine, các nhà nghiên cứu đã cho 153 người khỏe mạnh dùng thuốc nhỏ mũi có có chứa rhinovirus và theo dõi thói quen ngủ của họ. Kết quả cho thấy, những người thường xuyên ngủ ít hơn 7 tiếng thì dễ bị cảm lạnh hơn 3 lần so với những người ngủ từ 8 tiếng trở lên.
Ngủ đủ giấc giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
Bổ sung kẽm
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, bổ sung kẽm có thể làm giảm sự phát triển của virus trong cơ thể. Ngoài ra, dùng kẽm (thường ở dạng viên ngậm hoặc thuốc xịt mũi có chứa kẽm glycunate) có thể làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh ngay sau khi chúng xuất hiện.
Bổ sung probiotic
Lợi khuẩn probiotic trong các loại thực phẩm như sữa chua, dưa cải bắp và kombucha có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một nghiên cứu năm 2014 được đăng trên Tạp chí Science and Medicine in Sport cho biết những người chơi bóng bầu dục đã bổ sung probiotic ít bị cảm lạnh hơn những người dùng giả dược.
Bổ sung probitic giúp phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả
Không dùng chung đồ dùng với người bệnh
Khi một thành viên trong gia đình bị cảm lạnh, hãy tránh dùng chung đồ dùng với người bệnh. Bởi nó giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus cảm lạnh.
Bình luận của bạn