Đầy hơi có thể là do bệnh viêm ruột, táo bón, hội chứng ruột kích thích gây ra
Đầy hơi có thể là dấu hiệu của 6 bệnh nguy hiểm
Đầy hơi kết hợp với dấu hiệu nào cảnh báo bệnh nguy hiểm?
10 cách tự nhiên giúp cải thiện hệ tiêu hóa
6 loại trà thảo dược giúp giảm đầy bụng, khó tiêu
1. Mất nước
Đầy hơi có thể xảy ra do cơ thể bị mất nước. Uống nhiều nước có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị đầy hơi. Khi cơ thể bị mất nước và mất cân bằng điện giải, nó sẽ có gắng cân bằng lại bằng cách giữ nước nhiều hơn khiến quá trình tiêu hóa gặp khó khăn. Điều này làm bạn bị đầy bụng, đầy hơi.
2. Viêm ruột
Bệnh viêm ruột (IBD) là một rối loạn viêm mạn tính ở ruột, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm tiêu chảy, đi ngoài ra máu, đau bụng, sút cân.
Bệnh viêm ruột có thể làm bạn đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu và đầy hơi
Ngoài ra, bệnh viêm ruột rất có khả năng khiến bạn bị đầy hơi. Nguyên nhân chính là do sự tích tụ khí trong ruột không thể thoát ra ngoài. Ngoài ra những người bị viêm ruột cũng có nguy cơ bị đầy hơi cao hơn nếu họ có mô sẹo từ các phẫu thuật trước đó.
3. Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Mặc dù ruột của người mắc hội chứng ruột kích thích trông có vẻ bình thường, không có triệu chứng viêm nhưng hệ tiêu hóa lại có thể không hoạt động bình thường. Hệ tiêu hóa được tạo thành từ một hệ thống thần kinh phức tạp và hội chứng ruột kích thích gây ra sự rối loạn trong hệ thống này và làm giảm khả năng hoạt động của ruột.
Người mắc hội chứng ruột kích thích thường bị táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và đau bụng.
4. Táo bón
Táo bón có thể là lý do cơ bản gây ra tình trạng đầy hơi. Táo bón có thể khiến phân tích tụ lại trong ruột, làm bạn cảm giác đau, khó chịu, đầy hơi. Nguyên nhân chính gây ra táo bón bao gồm: ăn quá ít chất xơ, không uống đủ nước, lười vận động, tác dụng phụ của một số loại thuốc, căng thẳng…
5. Thay đổi nội tiết
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có thể gây ra đầy hơi, đầy bụng vì nó làm bạn dễ bị trữ nước và táo bón. Điều này có thể xảy ra trước, trong hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Ví dụ, trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nồng đôh estrogen tăng lên khi niêm mạc tử cung dày lên. Điều này có thể dẫn đến đầy hơi và nghiêm trọng hơn khi phụ nữ bắt đầu rụng trứng, máu và chất lỏng bắt đầu tích tụ. Thông thường, hội chứng này sẽ hết khi phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt, máu và chất lỏng dư thừa chảy ra ngoài.
6. Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm
Dị ứng hoặc không dung nạp một số loại thực phẩm có thể dẫn đến đầy hơi
Dị ứng, nhạy cảm hoặc không dung nạp một loại thực phẩm nào đó có thể dẫn đến đầy hơi, đầy bụng. Hau dạng thực phẩm phổ biến mà nhiều người không dung nạp được bao gồm các sản phẩm từ sữa và thực phẩm có chứa gluten.
Ngay cả những người không được chẩn đoán là dị ứng với gluten (bệnh celiac) vẫn có thể bị nhạy cảm với thực phẩm có chứa gluten và có thể bị táo bón, đầy hơi khi tiêu thụ gluten. Một số loại thực phẩm khác cũng có thể khiến bạn bị đây hơi ví dụ như táo hay quả bơ.
7. Thiếu ngủ
Thiếu ngủ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe theo nhiều mặt. Khi thiếu ngủ, cơ thể giải phóng hormone căng thẳng cortisol. Cortisol có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và gây ra đầy hơi, táo bón.
8. Ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh có thể dẫn đến đầy hơi. Khi ăn quá nhanh, bạn cũng đem vào bụng nhiều không khí hơn. Điều này làm bạn bị đầy hơi, đầy bụng.
9. Căng thẳng
Căng thẳng có thể gây ra hội chứng ruột kích thích và hội chứng ruột kích thích làm bạn căng thẳng nhiều hơn. Cả 2 đều làm ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh điều khiển ruột và gây ra tình trạng đầy hơi.
Bình luận của bạn