Căng thẳng kéo dài: "Bạn đời" của rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu do căng thẳng mạn tính ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thể chất và tâm lý

Trầm cảm khi mang thai: Hại mẹ, hại cả con

Phát hiện nguy cơ trầm cảm ở trẻ em qua đôi mắt

Trầm cảm ở phụ nữ: Làm sao để mau lấy lại tinh thần?

Bị trầm cảm đừng uống thuốc, mà hãy ăn!

Hầu hết trong chúng ta, ai cũng từng trải nghiệm cảm giác căng thẳng và hồi hộp trong âu lo. Căng thẳng có thể được kích hoạt bởi những sự kiện khiến bạn cảm thấy thất vọng, hoang mang hoặc buồn chán cùng cực. Trong khi đó, lo âu là cảm giác sợ hãi, cảm thấy bất an trước sự việc, hiện tượng. Căng thẳng, lo âu có thể gặp do áp lực công việc, cảm thấy thiếu tự tin trước một thử thách lớn hoặc đơn giản chỉ là tự thấy xấu hổ trong các tình huống xã hội nhất định.

Triệu chứng của căng thẳng, lo âu 

Căng thẳng, lo âu có thể gây ra các triệu chứng cả về thể chất và tâm lý. Về thực thể, nó gây ra đau bụng, căng cơ, đau đầu, hơi thở nhanh, tim đập liên hồi, đổ mồ hôi hột, chóng mặt, đi tiểu thường xuyên, tiêu chảy, mệt mỏi. Ở mặt tâm lý, nó có thể khiến bạn cảm thấy hoảng sợ, khó tập trung, giận dữ vô cớ, bồn chồn không yên…

Nguyên nhân do đâu?

Thông thường, trạng thái căng thẳng, lo âu đến nhanh và đi cũng nhanh.

Nó có thể xuất hiện do có sự thay đổi đột ngột về thói quen sống và sang chấn tâm lý như phải thích nghi với một môi trường mới hoặc công việc mới, bản thân mắc bệnh, có người thân bị bệnh hoặc bị thương, cái chết của một thành viên trong gia đình và bạn bè, sắp làm đám cưới, đang mang thai

Một số loại thuốc, đơn cử thuốc tuyến giáp, thuốc xịt hen suyễn, thuốc giảm cân... có thể gây ra các triệu chứng căng thẳng, lo lắng.

Thường xuyên sử dụng caffeine, cocaine và rượu cũng có thể kích hoạt những trạng thái tiêu cực về cảm xúc hoặc làm cho nó trở nên tồi tệ hơn.

Rượu có thể làm diễn biến cảm xúc càng trở nên tồi tệ

Có thể gây ra chứng rối loạn lo âu

Căng thẳng kéo dài có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu, một dạng hội chứng sợ hãi, thậm chí là bị ám ảnh với các sự việc rất đỗi bình thường hoặc những kỷ niệm mang khuynh hướng tiêu cực. Rối loạn lo âu thường gặp bao gồm:

Rối loạn lo âu tổng quát (GAD): Một tình trạng mà bệnh nhân không thể kiểm soát cảm giác lo lắng về những điều tồi tệ có thể xảy ra trong tương lai.

Rối loạn kinh hoàng: Bệnh nhân sẽ sợ hãi cùng cực, hoảng loạn, tim đập thình thịch, khó thở, thét lớn khi nghe, nhìn, ngửi hoặc nhận thấy những sự vật, sự việc có thể liên tưởng tới quá khứ mà họ không muốn nhớ đến.    

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD): Lo lắng, sợ hãi khi hồi tưởng lại những ký ức đau thương do chấn thương thể chất và tâm lý.

Ám ảnh xã hội: Được mô tả là biểu hiện của những cảm xúc mãnh liệt, chẳng hạn như cười lớn, khóc to, thét vang... khi có sự tương tác với những người khác.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Bệnh nhân sẽ suy nghĩ lặp đi lặp lại và ép buộc bản thân phải hoàn thành những hành động nhất định.

Phương pháp quản lý căng thẳng, lo âu

Nếu bạn đang có những suy nghĩ tự làm hại bản thân hoặc người khác, nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Trong trường hợp bạn không thể kiểm soát lo lắng của chính bản thân, hãy tìm hiểu những cách để quản lý căng thẳng, lo âu. Phương pháp bao gồm:

- Có chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng.

- Hạn chế caffeine và rượu.

- Ngủ đủ giấc.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Thiền định.

- Dành thời gian cho các sở thích.

- Viết nhật ký.

- Luyện tập hít thở sâu.

- Công nhận các yếu tố gây căng thẳng.

- Nói chuyện với bạn bè.

Trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm, bác sỹ có thể sử dụng liệu pháp tâm lý, hiểu đơn giản là chia sẻ, giúp bạn giảm bớt căng thẳng, lo lắng. Song song đó, trong quá trình trị liệu, bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn áp dụng các kỹ thuật thư giãn để quản lý căng thẳng:

Liệu pháp hành vi nhận thức: Phương pháp điều trị này sẽ chỉ cho bạn cách để nhận ra những lo lắng của bản thân và thay đổi suy nghĩ đó theo hướng tích cực hơn.

Liệu pháp hành vi tiếp xúc:  Thường được sử dụng để điều trị ám ảnh, giúp bộc lộ những yếu tố gây lo âu để quản lý nỗi sợ hãi của bản thân.

Bác sỹ cũng có thể khuyên bạn nên dùng thuốc để điều trị chứng rối loạn lo âu được chẩn đoán. Đây có thể bao gồm thuốc chống lo âu, như Valium hay Ativan, thuốc chống trầm cảm Effexor hoặc Zoloft.

M. Hiếu H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh