- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Khi trẻ bị co giật cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ
Trẻ mắc bệnh động kinh có thể đi học không?
Ketogenic – hy vọng của người bị động kinh
Động kinh - Ăn sao cho đúng?
Nghiện rượu – Coi chừng động kinh!
Co giật lành tính
Biểu hiện của co giật lành tính là các cơn rung giật cơ, không có co cứng. Chẳng hạn như giật bàn chân, run chân, giật tay… Cơn co giật lành tính thường chuyển từ bên này cơ thể sang bên đối diện và thường kéo dài 20 – 20 giây, có thể kèm theo ngừng thở. Một số ít trường hợp có các cơn động kinh liên tục. Sau cơn động kinh, trẻ có thể ngủ gà, giảm trương lực cơ kéo dài đến vài ngày.
Các cơn co giật này thường biến mất khi trẻ lớn hơn (khoảng từ 2 - 6 tháng tuổi). Co giật lành tính thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Co thắt ở trẻ sơ sinh
Co thắt là một dạng động kinh đặc biệt. Khi trẻ bị co thắt, có thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Chân và tay giật nhanh
- Đầu trúc xuống
- Tay múa loạn xạ
- Chân co lên ngực
- Các cơ cứng lại và sau đó giãn ra
Co thắt ở trẻ thường bị nhầm lẫn với đau bụng
- Mắt đảo sang một bên hoặc ngược lên
- Thay đổi nhịp thở
Các cơn co thắt chủ yếu xuất hiện khi trẻ tỉnh giấc, rất hiếm khi xảy ra trong lúc ngủ. Mỗi cơn co thắt chỉ kéo dài trong 1 đến 2 giây nhưng thường diễn ra theo một loạt các cơn liền nhau. Nếu không quan sát kỹ thì các triệu chứng co thắt sơ sinh dễ bị bỏ qua. Phụ huynh cũng thường nhầm lẫn rằng trẻ bị đau bụng, tuy nhiên đau bụng sẽ không xuất hiện thành từng cơn như vậy.
Nếu nghi ngờ con gặp phải hội chứng co thắt sơ sinh bạn nên quan sát thật kỹ các biểu hiện của con mình, tốt nhất là nên ghi lại những hình ảnh đó bằng điện thoại để có thể cung cấp đầy đủ các thông tin khi bác sỹ yêu cầu.
Co giật sơ sinh lành tính có tính chất gia đình
Những cơn co giật thường xuất hiện vào ngày thứ 2 và 3 sau khi sinh tuy nhiên dạng co giật này có thể khởi phát muộn vào ngày thứ 21, sau một tháng hoặc sau 3 tháng khi trẻ sinh.
Triệu chứng chính của bệnh là các cơn giật cơ, cơn ngưng thở hoặc cơn co cứng - co giật, diễn ra chỉ trong 1 - 2 phút, cơn có thể tái phát tới ngày thứ 7 hoặc trong vài tuần tiếp theo; Khám thần kinh ngoài cơn bình thường và làm điện não không thấy bất thường.
Chứng co giật loại này có tiền sử gia đình liên quan đến gen di truyền nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 20. Tiến triển của bệnh đáp ứng tốt với điều trị, ít ảnh hưởng đến vấn đề phát triển tâm trí - vận động của trẻ; Tuy nhiên 10 - 15% trẻ vẫn có thể bị động kinh thứ phát hoặc bị sốt cao co giật sau này.
Co giật lành tính có thể phát triển thành bệnh động kinh
Không phải cứ xuất hiện các cơn co giật là trẻ sẽ bị động kinh, tuy nhiên nếu các cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần thì nó rất có thể sẽ trở thành “thói quen” của não bộ, lúc này có thể sẽ trở thành di chứng động kinh. Do vậy, việc phòng ngừa có vai trò đặc biệt quan trọng. Riêng đối với chứng co thắt sơ sinh, đây là một dạng động kinh đặc biệt, nguy cơ khuyết tật về nhận thức sẽ rất cao nếu không được điều trị sớm.
Tốt nhất nếu thấy con mình xuất hiện các cơn co giật hay có các triệu chứng nghi ngờ là động kinh thì phụ huynh cần đưa con tới chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện uy tín để thăm khám kỹ lưỡng nhằm xác định nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời. Bên cạnh các thuốc do bác sỹ chỉ định (nếu có), phụ huynh có thể cho con sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ với các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Câu đằng, GABA, Taurine… giúp giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, phòng ngừa di chứng động kinh và giảm những ảnh hưởng của bệnh tới chức năng não bộ của trẻ nếu đã mắc.
Thùy Trang H+
Bình luận của bạn