- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Cơn co giật không phải lúc nào cũng là động kinh
Dấu hiệu và cách xử lý trẻ lên cơn co giật do động kinh
Co giật, sùi bọt mép chỉ vì... thiếu ngủ
Tác động của bệnh động kinh với phụ nữ mãn kinh
Nhận dạng các triệu chứng u não ở trẻ em
Cơn co giật là gì?
Cơn co giật là trạng thái rối loạn tạm thời về ý thức, cảm giác, vận động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số tế bào thần kinh khiến cơ thể đột nhiên mất ý thức một thời gian ngắn, đồng thời gân cơ ở chân, tay hoặc toàn thân bị co rút và giật.
Không phải tất cả các bệnh nhân có cơn co giật đều được chẩn đoán là động kinh. Động kinh là rối loạn có đặc điểm là từ 2 hoặc nhiều cơn co giật tự phát do tổn thương não. Vì thế có một cơn co giật kiểu động kinh thì chưa được gọi là động kinh. Cần phân biệt giữa co giật do sốt cao và co giật không kèm theo sốt bởi cơn co giật không kèm theo sốt có thể là biểu hiện của các bệnh tổn thương hệ thần kinh trung ương như xuất huyết não, chấn thương sọ não, động kinh,…
Phân biệt co giật do sốt, co giật do bệnh động kinh như thế nào?
Co giật do sốt đơn thuần: Cơn co giật toàn thể, cơn co cứng – co giật có thời gian dưới 15 phút.
Co giật do sốt phức tạp: Co giật do sốt được gọi là co giật do sốt phức tạp khi có một trong các biểu hiện co giật cục bộ, thời gian co giật có thể kéo dài trên 15 phút, bệnh nhi không phục hồi hoàn toàn chức năng hệ thần kinh trong vòng 1 giờ, liên tục tái phát các cơn co giật trong thời gian bị sốt. Sốt co giật ở trẻ là điều lo lắng cho các bậc phụ huynh, đại đa số các cơn sốt co giật là ngắn hạn và vô hại. Một cơn sốt cao co giật ngắn không gây tổn thương não và trẻ vẫn có khả năng phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số ít trẻ em (bao gồm cả những người bị bại não, chậm phát triển não, hoặc bất thường về thần kinh khác) sẽ có nguy cơ phát triển thành bệnh động kinh. Ngoài ra, trẻ có cơn co giật kéo dài trên một giờ hoặc co giật tái phát trong vòng 24h thì cũng có nguy cơ cao phát triển thành động kinh.
Trạng thái động kinh do sốt: Là những cơn co giật kéo dài trên 30 phút. Tình trạng co giật kéo dài hay còn gọi là trạng thái động kinh (status epilepticus) là cơn co giật kéo dài hơn 5-10 phút hoặc các cơn co giật liên tiếp nhau mà giữa các cơn bệnh nhân không có giai đoạn phục hồi hoàn toàn.
Một số trẻ có thể xuất hiện cơn co giật trong quá trình mắc một bệnh viêm nhiễm cấp tính (ví dụ như viêm dạ dày) mà không bị sốt. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị co giật do sốt cao cần cẩn trọng với tình trạng nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
Bình luận của bạn