Co giật, sùi bọt mép chỉ vì... thiếu ngủ

Trẻ mất ngủ làm bệnh động kinh nặng hơn?

Vì sao uống đều thuốc chống động kinh nhưng vẫn bị co giật?

Tác dụng phụ của thuốc trị động kinh, co giật phenytoin như thế nào?

Mối liên hệ giữa hormone giới tính và bệnh động kinh

Trẻ em cũng mất ngủ như ai

Thiếu ngủ gây ra cơn động kinh ở trẻ?

Rất có khả năng. Với người bị bệnh động kinh, trong giấc ngủ có thể có sự kích hoạt các điện tích não bộ dẫn đến co giật và động kinh sẽ được tính theo chu kỳ của giấc ngủ. Có 3 loại động kinh liên quan đến giấc ngủ nhiều nhất đó là: Chứng động kinh cơn lớn, động kinh múa giật (Myoclonic) và động kinh lành tính rolandic.

Đặc biệt là động kinh Myoclonic - một loại của động kinh cơn nhỏ, những cơn co giật, sùi bọt mép thường xuất hiện đột ngột hoặc chân tay bị co rút nhẹ, co giật có thể xảy ra ngay sau khi người bệnh ngủ dậy hoặc có thể xảy ra vào thời điểm người bệnh đang rất mệt mỏi. Không ngủ đủ giấc sẽ làm tăng tần suất cũng như mức độ cơn động kinh này.

Cơn co giật khiến trẻ khó ngủ?

Xuất hiện cơn động kinh trong khi ngủ khiến trẻ có cảm giác bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, thức giấc thường xuyên, hoảng loạn, lo sợ, thậm chí có thể không ngủ lại được nữa, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và tần suất động kinh sẽ xảy ra nhiều hơn. Đối với một số trẻ, cơn động kinh có thể làm đảo lộn thói quen giờ giấc của họ trong những ngày tiếp theo.

Trẻ động kinh hay ngủ ngày

Động kinh khiến trẻ mất ngủ nặng và kết quả là thường buồn ngủ vào ban ngày, hay ngủ gật và kém tập trung. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tiếp thu, học tập và những sinh hoạt bình thường trong ngày của trẻ.

Thuốc chống động kinh gây khó ngủ

Hầu hết người bệnh động kinh đều phải uống thuốc để kiểm soát cơn co giật. Chính vì thuốc động kinh dù có tác dụng an thần nên việc trẻ phải sử dụng trong thời gian dài sẽ không thể tránh khỏi một số tác dụng phụ như: Khó ngủ, mất ngủ, hay gặp ác mộng, mệt mỏi khi ngủ dậy vào buổi sáng…

Hãy cùng bé tập yoga trước khi đi ngủ để ngủ ngon và sâu hơn

Cải thiện giấc ngủ ở trẻ bị động kinh

Với trẻ bị bệnh động kinh, cha mẹ hãy giúp trẻ kiểm soát các cơn co giật bằng việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và vệ sinh giấc ngủ vào ban đêm:

Trẻ em cần ngủ nhiều hơn so với người lớn. Các bác sỹ nhi khoa có thể giúp phụ huynh tìm ra số giờ ngủ hợp lý cho con của bạn ở những lứa tuổi khác nhau. Trung bình, mỗi đứa trẻ cần từ 8 – 10 giờ ngủ mỗi đêm.

Luyện tập thể dục buổi sáng đều đặn: Những bài tập đơn giản hợp với sức của trẻ như đi bộ, nhịp điệu, đạp xe, aerobic…

Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh và tối.

Cố gắng giữ giờ giấc phù hợp: Ngủ trước 10h30 tối, dậy trước 7h sáng.

Vệ sinh giấc ngủ cho trẻ: Không ăn muộn vào ban đêm; Tắt các thiết bị điện tử; Không ăn uống đồ nhiều đường, mỡ, có caffeine ít nhất 4 tiếng trước khi ngủ…

Có thể hướng dẫn cho trẻ ngồi thiền hay yoga để tĩnh tâm trước khi đi ngủ.

Nếu trẻ phải mất hơn 30 phút để đi vào giấc ngủ, hãy kể chuyện cho trẻ nghe và cho trẻ uống một chút sữa ấm.

Hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia sức khoẻ về các loại thảo dược, thực phẩm chức năng có thể giúp trẻ ngủ ngoan và ngon giấc hơn.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kiến thức sống khỏe