Các phương pháp điều trị đái tháo đường type 2

Các phương pháp điều trị đái tháo đường type 2

Bệnh nhân đái tháo đường nên thực hiện những xét nghiệm nào?

Đái tháo đường type 2: Khi nào cần điều chỉnh đơn thuốc?

Kiểm soát đái tháo đường bằng insulin: Làm sao mới tốt?

Đường huyết tăng cao khi thức dậy có nguy hiểm không?

Dưới đây là những việc bạn cần làm để kiểm soát đường huyết:

Kiểm tra đường huyết

Kiểm tra đường huyết sẽ giúp bạn biết được mình có đang điều trị bệnh tốt và đúng cách hay không.

Nên đo đường huyết vào các thời điểm nào? Bác sỹ sẽ cho bạn câu trả lời chính xác vì thời điểm đo đường huyết còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn, nếu đang tiêm insulin, bạn nên đo đường huyết 3 – 10 lần/ngày vào trước và sau khi ăn/luyện tập hoặc trước khi đi ngủ (buổi tối); Nếu bạn đang uống thuốc hoặc có chế độ ăn uống/luyện tập nghiêm ngặt thì nên đo thường xuyên hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phải kiểm tra ketones máu nếu cần.

Chế độ ăn và tập thể dục

Không có chế độ ăn nào phù hợp với tất cả bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải chú ý đến lượng carbohydrates, chất xơ, chất béo, muối… trong thực phẩm để quản lý đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường type 2. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để lên kế hoạch phù hợp cho bữa ăn chính và lựa chọn đồ ăn nhẹ phù hợp.

Tập thể dục giúp điều hòa đường huyết

Hoạt động thể chất – từ đi bộ cho tới làm việc nhà – đều có thể làm giảm đường trong máu và giúp cơ bắp sử dụng nhiều đường glucose hơn. Lưu ý là bạn cần kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập thể dục hoặc hoặt động mạnh để tránh bị hạ đường huyết quá mức.

Ăn uống đúng cách và tập luyện khoa học giúp bạn giảm cân và kiểm soát đường huyết.

Thuốc uống

Thuốc thường được chỉ định cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 không kiểm soát được đường huyết bằng cách tập luyện thể dục và tuân thủ chế độ ăn có kiểm soát. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị đái tháo đường và mỗi loại lại hoạt động theo một cách khác nhau.

Thông thường, người bệnh thường được kê thuốc metformin, thuốc này có tác dụng làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương khi đói và sau bữa ăn. Ngoài ra, thuốc điều trị đái tháo đường còn bao gồm các loại sau:

-         Meglitinides và sulfonylureas: Kích thích tuyến tụy sản xuất thêm insulin.

-         Thuốc ức chế men DPP-4: Hạ đường huyết bằng cách tăng tiết insulin và giảm tiết glucagon (hormone polypeptid có tác dụng thúc đẩy phân giải glycogen và tân tạo glucose ở gan, do đó làm tăng nồng độ glucose huyết).

-         Thiazolidinediones, TZDs hoặc glitazones: Giúp hormone insulin hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng kháng insulin của các tế bào.

-         Thuốc ức chế alpha-glucosidase: Làm chậm quá trình tiêu hóa các thức ăn có carbohydrate phức hợp (bánh mì, mì ống, gạo, khoai tây và ngô). Điều này giúp lượng đường trong máu tăng lên từ từ sau khi ăn.

-         Thuốc ức chế SGLT2: Giảm đường trong máu bằng cách cho phép thận tống đường thừa ra ngoài thông qua nước tiểu.

-         Các chất gây đọng acid mật (BAS): Vừa giúp hạ cholesterol, vừa giúp hạ đường máu.

Tùy theo thể trạng bệnh nhân, các bác sỹ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng người.

Thuốc tiêm

Các loại thuốc này làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Điều này giúp kiểm soát cân nặng và hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn.

Thuốc tiêm điều trị đái tháo đường

Nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 giúp tuyến tụy sản xuất insulin, có thể sử dụng hàng ngày hoặc một tiêm một liều mỗi tuần.

Ngoài ra, các loại thuốc tiêm khác bao gồm Amylin và pramlintide (Symlin).

Insulin

Insulin được biết đến là một phương pháp điều trị đái tháo đường type 1. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường type 2 đôi khi cũng cần tiêm insulin trong tình huống khẩn cấp hoặc các loại thuốc khác không đủ để kiểm soát đường huyết.

Insulin được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm, xịt hoặc sử dụng máy bơm insulin. 

Các loại insulin được phân chia theo thời gian bắt đầu có hiệu lực và thời gian phát huy tác dụng. Bạn có thể cần nhiều hơn một loại insulin, tùy theo chỉ định của bác sỹ.

Phẫu thuật giảm cân

Phẫu thuật giảm cân là một trong những cách kiểm soát đường máu và làm tăng nồng độ hormone incretin trong ruột. Hormone incretin kích thích tuyến tụy sản xuất insulin. Theo thời gian, người bệnh có thể được cắt giảm liều lượng thuốc đái tháo đường.

Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp phù hợp với tất cả mọi người. Điều kiện để được phẫu thuật giảm cân là: Thừa ít nhất 45kg đối với nam và thừa ít nhất 36kg đối với nữ. 

Kim Chi H+ (Theo WebMD)

Tiền đái tháo đường – Ranh giới bệnh tật và khỏe mạnh - Ảnh 6Thực phẩm chức năng Thanh Đường An - Sản phẩm hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết

Giấy XNQC số 441/2014/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin do nhà sản xuất/phân phối cung cấp và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết