Đánh trống ngực – Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhịp tim

Đánh trống ngực là cảnh báo của rối loạn nhịp tim nghiêm trọng

Tim đập nhanh, đánh trống ngực có nguy hiểm?

Đánh trống ngực sau khi ăn có phải bệnh tim mạch?

Hay đánh trống ngực là bệnh gì?

Tại sao hay toát mồ hôi đêm, đánh trống ngực liên tục?

Tim đập thình thịch có phải bệnh?

Các triệu chứng của đánh trống ngực

Mỗi người trải qua những triệu chứng đánh trống ngực khác nhau, nhưng nó thường được mô tả bằng cảm giác “hẫng hụt” – giống như tim vừa ngưng lại vài giây, thường theo sau đó là một nhịp đập mạnh, cảm giác như tim đang rung, đau nhói hoặc đập thình thịch. Một số người cảm thấy hồi hộp như có tiếng đập thình thịch trong lồng ngực hoặc cổ.

Nguyên nhân phổ biến gây đánh trống ngực

Đánh trống ngực có thể xuất hiện không thường xuyên và biến mất đột ngột. Chúng cũng có thể gắn liền với các hoạt động, sự kiện hoặc cảm xúc nhất định. Những bài tập thể dục hoặc hoạt động thể chất cũng có thể gây đánh trống ngực do chúng có thể gây lo lắng, căng thẳng. Một số người cảm thấy tim bị lỡ nhịp khi họ đang thiu thiu ngủ. Những người khác có thể bị đánh trống ngực khi đứng lên và ngồi xuống.

Đánh trống ngực có thể là dấu hiệu bệnh tim mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh van tim

Những nguyên nhân thông thường dẫn đến đánh trống ngực là:

- Căng thẳng, lo âu hay hoảng loạn

- Mất nước

- Lượng kali máu thấp

- Lượng đường huyết thấp

- Uống quá nhiều caffeine, ăn nhiều chocolate và uống nhiều rượu bia

- Do tác động của chất Nicotine có trong khói thuốc lá

- Sốt

- Đau tim

- Các bệnh về tim như bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh van tim…

- Thiếu máu

- Tuyến giáp hoạt động quá mức

- Mang thai

- Mãn kinh

- Ợ nóng (trào ngược acid)

- Một số loại thuốchuốc như cocaine, amphetamine, thuốc giảm cân, một số thuốc trị ho và cảm lạnh, một số thuốc kháng sinh, hormone tuyến giáp, digoxin hoặc thuốc hen suyễn

- Một số loại thảo dược như nhân sâm, ma hoàng, cam đắng, cây nữ lang, táo gai...

Đánh trống ngực do rối loạn nhịp tim

Biểu hiện đánh trống ngực có thể là cảnh báo của nhiều rối loạn nhịp tim, bao gồm:

Rối loạn nhịp của tâm nhĩ (buồng tim phía trên): Một số cơn đánh trống ngực xuất phát từ cơn co sớm ở buồng tâm nhĩ Khi tâm nhĩ co bóp sớm hơn 1 giây so với bình thường, chúng sẽ nghỉ lâu hơn để lấy lại nhịp điệu thông thường. Điều này khiến bạn cảm thấy như tim đã đập lỡ một nhịp và thường kèm theo một sự co bóp mạnh mẽ bởi tâm thất phải bơm hết lượng máu thêm vào khi nó tích tụ trong quá trình nghỉ. Những nhịp đập sớm thường lành tính, không đe dọa đến mạng sống, nhưng đôi khi nó là dấu hiệu của các cơn đau tim.

Hai rối loạn nhịp tim khác ở tâm nhĩ có thể gây đánh trống ngực là rung tâm nhĩ và nhịp tim nhanh trên thất. Rung tâm nhĩ là sự co bóp không đều và thường nhanh của các buồng tâm nhĩ. Nhịp tim nhanh trên thất là nhịp tim nhanh hơn bình thường được bắt đầu từ phía trên tâm thất (buồng dưới của tim). Cả hai có thể gây đánh trống ngực thoáng qua hoặc kéo dài và cần được đánh giá bởi các bác sỹ.

Rối loạn nhịp của tâm thất: Tâm thất co bóp sớm cũng có thể gây đánh trống ngực. Một sự co bóp sớm của tâm thất, hoặc một vài sự co bóp liên lục cũng không quá nguy hiểm trừ khi nó đi kèm với ngất xỉu, khó thở hoặc một vài triệu chứng khác. Chúng có thể tiến triển thành sự hỗn loạn tim được gọi là rung tâm thất, đây là một rối loạn nhịp tim nguy hiểm có thể gây tử vong

Các rối loạn nhịp khác: Các vấn đề với nút xoang (máy tạo nhịp tự nhiên của tim) cũng có thể gây đánh trống ngực. Mô sẹo trong cơ tim xuất hiện sau các cơn đau tim hoặc các vấn đề chấn thương và van tim khác như sa van hai lá cũng có thể dẫn đến đánh trống ngực.


Chẩn đoán tim đập nhanh

Đánh trống ngực có xu hướng đến rồi đi chứ không diễn ra liên tục. Thật không may, những lúc bạn đến gặp bác sỹ chúng lại không xảy ra. Do đó, gây khó khăn cho sự chẩn đoán của bác sỹ.

Để giúp thuận tiện cho bác sỹ, sau khi bị đánh trống ngực, bạn nên ghi chép lại ngay bạn cảm thấy cơn đánh trống ngực đó như thế nào, bao lâu thì bị đánh trống ngực và thường khi nào thì bị đánh trống ngực.

- Khi bạn bị đánh trống ngực, hãy kiểm tra nhịp tim của bạn. Nó nhanh hay chậm? Thường xuyên hay đột xuất?

- Khi tim bạn bị lỡ nhịp, bạn có cảm thấy choáng váng, chóng mặt hay khó thở, hoặc đau ngực hay không?

- Những lúc đánh trống ngực xuất hiện, bạn có đang làm các việc giống nhau hay không?

- Các cơn đánh trống ngực của bạn có bắt đầu và ngừng bất thình lình hay không?

Nên ghi chép lại về những cơn đánh trống ngực để bác sỹ dễ dàng chẩn đoán bệnh hơn

Một bài kiểm tra thể lực có thể làm xuất hiện dấu hiệu của đánh trống ngực. Bác sỹ có thể nghe thấy  tiếng xì xào hoặc một số âm thanh lạ ở tim bạn và chẩn đoán vấn đề xảy ra ở một trong các van tim của bạn. Bác sỹ cũng có thể phát hiện ra một sự mất cân bằng tuyến giáp, thiếu máu, lượng kali thấp hoặc các vấn đề khác có thể gây đánh trống ngực.

Máy điện tâm đồ (ECG) là một công cụ tiêu chuẩn để đánh giá một người có bị đánh trống ngực hay không. Máy này sẽ ghi lại các hoạt động điện tim của bạn và cho thấy nhịp tim của bạn có bị rối loạn hay không, nhưng chỉ trong khoảng 12 giây. Bác sỹ có thể muốn ghi lại nhịp tim của bạn lâu hơn để xác định nguyên nhân gây đánh trống ngực.

Nếu các cơn đánh trống ngực của bạn có kèm theo đau ngực, bác sỹ có thể muốn bạn làm một bài kiểm tra vận động gắng sức.

Nếu có kèm theo chóng mặt, có thể dùng một máy điện sinh lý học sử dụng một đầu dò đặc biệt đưa vào trong tim để kiểm tra.

Ghi lại hoạt động của đánh trống ngực

Nếu bạn có nguy cơ với một vấn đề về nhịp tim, hoặc nếu đánh trống ngực đang ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hoặc tinh thần của bạn thì việc ghi nhịp tim trong 24 giờ hoặc lâu hơn hoặc có thể sẽ  phát hiện được các rối loạn nhịp tim. Việc ghi lại bằng chứng hình ảnh có thể giúp xác định cách điều trị đánh trống ngực một cách tốt nhất.

Một màn hình Holter sẽ ghi lại liên tục nhịp tim của bạn trong 24 giờ ngay cả khi bạn đang sinh hoạt như hàng ngày. Một vài miếng dán có gắn điện cực được dán lên ngực và gắn với một máy ghi được đặt trong túi áo, quần hoặc đeo ở cổ hoặc eo của bạn. Trong suốt quá trình kiểm tra, bạn vẫn phải ghi lại những gì bạn đang làm và cảm nhận của bạn như đã hướng dẫn ở trên. Bác sỹ sẽ xem lại những dữ liệu máy đã ghi lại và những gì mà bạn đã ghi chú để tìm ra sự bất thường.

24 giờ thường không đủ dài để phát hiện đánh trống ngực. Bạn nên thực hiện kiểm tra này một vày ngày hoặc vài tuần. Thậm chí có một máy ghi nhịp tim có thể cấy dưới da để có thể theo dõi nhịp tim trong một năm hoặc hơn.

Điều trị đánh trống ngực: Các biện pháp tự điều chỉnh

Nếu bạn bị đánh trống ngực mà không rõ nguyên nhân, hãy bắt đầu tự điều chỉnh bằng những cách sau:

- Thử cắt giảm caffeine – hoặc từ bỏ nó hoàn toàn

- Không hút thuốc

- Hạn chế hoặc ngừng uống rượu hoàn toàn.

- Ăn uống điều độ (hàm lượng đường trong máu quá thấp có thể gây đánh trống ngực)

- Uống nhiều nước

- Ngủ đủ giấc

- Nhờ bác sỹ hoặc dược sỹ kiểm tra các loại thuốc và thực phẩm bổ sung của bạn để chắc chắn rằng chúng không gây đánh trống ngực.

- Một số loại thuốc không kê toa có thể gây đánh trống ngực, chẳng hạn như thuốc trị ngạt mũi có chứa pseudoephedrine hoặc phenylephrine.

Căng thẳng và lo âu cũng có thể là những tác nhân gây đánh trống ngực.

Để giữ cho tim ổn định hơn, có thể áp dụng các bài tập thiền, yoga, Thái Cực Quyền hoặc các bài tập giúp giảm bớt căng thẳng khác. Nếu hiện tượng đánh trống ngực xuất hiện, tập thở hoặc thư giãn các nhóm cơ trong cơ thể có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.

Nếu bạn cảm thấy tim bị lỡ nhịp, có một số biện pháp bạn có thể áp dụng để dập tắt chúng:

Nghiệm pháp Valsalva: Bịt mũi bằng tay, khép miệng, bịt tại. Hít vào thật sâu rồi cố gắng ép hơi thở ra thật mạnh.

Một cách khác để thực hiện nghiệm pháp Valsalva đó là nén chặt cơ bụng và cơ vòng hậu môn. Sau đó rặn như đi vệ sinh.

Nước lạnh: Vẩy nước lạnh vào mặt hoặc nhúng mặt vào bồn rửa mặt chứa nước lạnh.

Tập thể dục: Vận động thể lực mạnh đôi khi có thể giúp ngăn ngừa đánh trống ngực.

Hít thở sâu: Ngồi yên và nhắm mắt lại. Đặt một bàn tay lên bụng. Từ từ hít chậm và sâu. Thở ra bằng mũi hoặc miệng. Lặp lại.

Thủ thuật valsalva, vẩy nước lạnh hoặc tập các bài tập có thể giúp kiểm soát nhịp tim. Hít thở sâu giúp thư giãn, giảm căng thẳng và lo âu đi kèm với đánh trống ngực.

Điều trị tim đập nhanh:

Nếu các phương pháp trên không hiệu quả và các triệu chứng đánh trống ngực vẫn còn khó chịu, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị y tế. Các loại thuốc như thuốc chẹn beta có thể được sử dụng để điều trị đánh trống ngực. 

 Một số trường hợp có thể cần phải can thiệp bằng phương pháp đốt điện  để giúp kiểm soát tình trạng đánh trống ngực.

Đi khám bác sỹ nếu...

Nếu bạn có những triệu chứng như đánh trống ngực đi kèm với khó thở, chóng mặt, đau ngực hoặc ngất xỉu, hãy đi khám ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu của một rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.  

Ngân Hà H+


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch