Dị ứng động vật có vỏ: Triệu chứng và cách khắc phục

Những động vật có vỏ có thể gây dị ứng

Các loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất

Làm sao để biết có bị dị ứng với penicillin hay không?

7 loại dị ứng thường gặp vào mùa Đông

Thuốc dị ứng có an toàn với bà bầu và thai nhi?

Những động vật có vỏ cần tránh gồm:

- Ngao, sò
- Cua
- Tôm hùm đất
- Tôm hùm
- Trai
- Hàu
- Sò điệp
- Tôm

Mực ống và bạch tuộc tuy không phải là động vật có vỏ nhưng cũng dễ gây dị ứng. Dị ứng động vật có vỏ có thể phát triển theo thời gian. Một số người ăn tôm và các loại động vật có vỏ khác trong nhiều năm mà không gặp vấn đề gì, nhưng sau đó lại bị dị ứng. Không may là nếu bạn bị dị ứng động vật có vỏ, bạn sẽ bị dị ứng suốt cuộc đời. 

Những yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng động vật có vỏ 

- Trong gia đình có người bị dị ứng động vật có vỏ 
- Phụ nữ trưởng thành
- Bé trai

Triệu chứng dị ứng động vật có vỏ

Vì dị ứng với động vật có vỏ có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng, nên điều quan trọng là phải nhận ra các triệu chứng và tìm cách điều trị ngay lập tức. Nếu bạn dị ứng động vật có vỏ, các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng vài phút hoặc một giờ sau khi ăn. Các triệu chứng có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng. 

Các triệu chứng nhẹ, gồm:

- Ngứa da
- Nổi mẩn trên da
- Môi ngứa
- Buồn nôn
- Ho
- Nghẹt mũi

Dị ứng động vật có vỏ có thể gây ngứa da, nổi mẩn trên da

Các triệu chứng trung bình, gồm: 

- Khò khè
- Tức ngực
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Nôn

Triệu chứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) cần cấp cứu: 

- Cổ họng sưng
- Khó thở hoặc không thể thở
- Hạ huyết áp
- Mạch nhanh
- Chóng mặt
- Mất ý thức

Điều trị và phòng ngừa dị ứng động vật có vỏ

Nếu bạn nghi ngờ dị ứng động vật có vỏ, hãy thông báo cho bác sỹ ngay cả khi các triệu chứng nhẹ. Vì dị ứng động vật có vỏ có thể xấu đi theo thời gian.

Cách điều trị tốt nhất là tránh tiếp xúc với động vật có vỏ. Bạn cũng nên tập thói quen đọc nhãn thực phẩm thường xuyên và tránh bất kỳ loại thực phẩm nào có nguyên liệu là động vật có vỏ. Hương liệu hải sản nhân tạo cũng có thể gây dị ứng. 

Cho dù bạn ăn ở nhà, bạn cũng nên nói với người chuẩn bị bữa ăn biết về việc bạn bị dị ứng động vật có vỏ. Ngay cả khi bạn không ăn động vật có vỏ, bạn vẫn dễ bị dị ứng nếu thức ăn được chuẩn bị trong cùng một nhà bếp với các bữa ăn có động vật có vỏ, do lây nhiễm chéo. Như sử dụng chung vỉ nướng, xoong, chảo...

Vân Anh H+ (Theo healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp