Khô mắt nếu không điều trị có thể gây suy giảm thị lực
Phẫu thuật đục thủy tinh thể có gây khô mắt?
Bí quyết đơn giản để bảo vệ đôi mắt trong mùa Hè
Mù lòa vì nhầm lẫn khô mắt và viêm kết mạc
Khô mắt: Con đường tắt dẫn tới mù lòa
Hãy xem xét các loại thuốc bạn đang dùng
Thông thường, khô mắt có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng histamin (thuốc chống dị ứng), thuốc giảm đau, thuốc điều trị các bệnh liên quan tới huyết áp… Nếu bạn gặp triệu chứng trong khi dùng thuốc, hãy thông báo với bác sỹ. Bác sỹ sẽ kiểm tra xem loại thuốc mà bạn đang dùng có gây khô mắt hay không. Nếu có, bác sỹ sẽ cho bạn đổi sang sử dụng một loại thuốc khác.
Hãy thử nước mắt nhân tạo
Nếu bạn bị khô mắt nhẹ, bạn có thể điều trị khô mắt bằng nước mắt nhân tạo. Nước mắt nhân tạo giúp giác mạc được bôi trơn và làm ướt từ đó giúp duy trì độ ẩm cho mắt. Tuy nhiên trước khi dử dụng nước mắt nhân tạo bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để lựa chọn loại nước mắt nhân tạo phù hợp.
Nếu bị khô mắt nhẹ, bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo
Bạn cũng không nên lạm dụng nước mắt nhân tạo vì nó có thể gây ra tác dụng phụ như ngứa mắt, dị ứng gây đỏ mắt, xung huyết kết mạc… Nếu bạn phải nhỏ nước mắt nhân tạo hơn 6 lần 1 ngày thì hãy xem xét việc sử dụng một loại nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản hoặc trao đổi với bác sỹ về việc áp dụng 1 phương pháp điều trị khác.
Vệ sinh mi mắt để kiểm soát viêm
Vệ sinh mi mắt, chườm nóng mi là một trong những biện pháp góp phần điều trị hiệu quả khô mắt. Dùng bông gòn sạch nhúng vào nước nóng vắt ráo nước đắp lên mi giữ 5 - 10 phút, bạn hãy thực hiện ngày 2 - 3 lần. Đồng thời bạn massage mi mắt khoảng 20 lần/ngày và duy trì trong vài tháng.
Chườm nóng mi mắt góp phần điều trị hiệu quả khô mắt
Màng phim nước mắt gồm 3 lớp. Lớp nhầy trong cùng do tế bào của biểu mô kết mạc tiết ra, có nhiệm vụ hút lớp nước vào giác mạc, giảm sức căng bề mặt nhãn cầu, bảo vệ và chống nhiễm khuẩn. Lớp nước ở giữa do tuyến nước mắt phụ tiết ra, giúp bảo vệ và nuôi dưỡng bề mặt nhãn cầu, cung cấp oxy, làm sạch và làm ướt bề mặt nhãn cầu. Lớp dầu ngoài cùng, do tuyến Meibomius tiết ra, giúp bôi trơn bề mặt, giảm sự bốc hơi của nước mắt. Vệ sinh mi mắt thường xuyên có thể giúp khôi phục lại dòng chảy của dầu trong mắt.
Đảm bảo kính áp tròng đang đeo phù hợp với bạn.
Những người đeo kính áp tròng thường bị khô mắt, vì vậy cần chắc chắn rằng kính được đeo khít, chức năng và vật liệu của kính phù hợp với mắt của bạn. Bạn nên đến gặp bác sỹ nhãn khoa để được hướng dẫn đeo và lựa chọn loại kính phù hợp.
Nên lựa chọn loại kính áp tròng phù hợp với mắt
Ăn nhiều thực phẩm chứa omega - 3
Ăn nhiều thực phẩm chứa acid béo omega - 3 có thể giúp giảm khô mắt hiệu quả. Những thực phẩm giàu omega – 3 là: Cá hồi, cá mòi, cá ngừ, quả óc chó…
Sử dụng thuốc nhỏ hoặc thuốc uống giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn mắt
Nước mắt có chứa các hoạt chất có khả năng chống nhiễm trùng, đồng thời rửa trôi bụi bặm để ngăn ngừa tổn thương mắt. Khi bị khô mắt, các bộ phận phía sau của mắt dễ bị nhiễm khuẩn, do đó, bác sĩ có thể cân nhắc cho người bệnh sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporine để làm giảm tổn thương giác mạc, làm tăng tiết nước mắt. Hoặc các thuốc có tác dụng chống viêm như corticoid, thuốc kháng sinh…
Bình luận của bạn