Nguyên nhân nào gây đục thủy tinh thể?

Tình trạng đục trắng từ vỏ tới nhân thủy tinh thể là dạng đục thủy tinh thể chín (Ảnh: Nguồn Internet)

Người già nhìn kém có phải mắc bệnh đục thủy tinh thể?

Điều trị đục thủy tinh thể ở người già

Hút thuốc liên quan đến nguy cơ đục thủy tinh thể

Chăm sóc mắt sau phẫu thuật đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein. Các protein được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số trường hợp protein tập trung thành đám, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể cản ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực. Tình trạng này gọi là đục thủy tinh thể.
Đục thủy tinh thể là bẹnh thường gặp ở tuổi già, là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực ở người cao tuổi. Số liệu thống kê tại Mỹ cho thấy, tỷ lệ đục thể thuỷ tinh là 50% ở nhóm người tuổi từ 65 - 74, tăng 70% ở những người trên 70. Ở Việt Nam (theo điều tra của ngành y tế năm 2002), tỷ lệ đục thể thuỷ tinh là ở người trên 50 tuổi là  71,3%.
Do nhiều căn nguyên
Với người cao tuổi, nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là do rối loạn quá trình dị hóa glucose trong thể thủy tinh, làm rối loạn quá trình tổng hợp protein của thể thủy tinh. 
Tuy nhiên, với các lứa tuổi khác, đục thủy tinh thể do những nguyên nhân khác, trong đó một phần là do các bệnh lý mạn tính hoặc chấn thương kèm theo.
- Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh, đục thể thuỷ tinh ở trẻ em: Có thể do di truyền hoặc do bệnh của phôi trong thời kỳ mang thai.
- Đục thuỷ tinh thể do chấn thương: Đục thể thuỷ tinh sau chấn thương có thể do tổn thương cơ học (chấn thương động dập và chấn thương xuyên), tác động vật lý và tác động thẩm thấu (tia bức xạ và hóa chất).
Đục thể thuỷ tinh do tuổi già là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở người cao tuổi (Ảnh: Nguồn Internet)
- Đục thuỷ tinh thể bệnh lý: Bệnh đái tháo đường ( Đục thể thuỷ tinh do đái tháo đường thực sự hoặc đục dạng bông tuyết gặp ở người trẻ bị đái tháo đường không điều chỉnh), đục thể thuỷ tinh tuổi già ở những bệnh nhân đái tháo đường.
Đục thuỷ tinh thể do bệnh giảm calci huyết (đục thể thuỷ tinh trong bệnh Tetani).
- Đục thể thuỷ tinh sau viêm màng bồ đào (có thể tiến triển đến đục chín).
- Bệnh đục thủy tinh thể cũng có thể do một số loại thuốc như: Các Phenothiazin (nhóm thuốc hướng tâm thần), Amiodazon thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc kháng cholinesteraza, thuốc co đồng tử.

Cách phòng ngừa đục thủy tinh thể 

Việc điều trị bằng phẫu thuật cho kết quả tốt nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo kết quả và đủ điều kiện để mổ. Điều quan trọng là phải biết phòng ngừa đục thủy tinh thể từ những nguyên nhân gây bệnh đã xác định được. 

1. Khám mắt thường xuyên.

2. Đeo kính râm để ngăn chặn tia cực tím, bởi tia cực tím là nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể.

Ngăn chặn tia cực tím gây đục thủy tinh thể bằng cách đeo kính râm (Ảnh: Nguồn Internet)

3. Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa và tăng cường chức năng gan có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh. 

4. Nếu bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường, nên ăn những thực phẩm có lợi trong việc ngăn chặn nguy cơ bị đục thủy tinh thể do bệnh đái tháo đường như: Đậu lăng, hành, tỏi, rau bina, bắp cải, giá đỗ, đậu và hạt tươi.

Sử dụng các sản phẩm TPCN cũng là một giải pháp được lựa chọn. Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, tùy từng trường hợp, các bác sỹ chuyên khoa sẽ có những tư vấn phù hợp, kết hợp giữa thuốc điều trị và TPCN nhằm đảm bảo kết quả điều trị khả quan nhất. Tuy nhiên, mỗi người cũng có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mắt để chăm sóc, bảo vệ "cửa sổ tâm hồn".
Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt