Có rất nhiều áp lực trong cuộc sống dễ gây ra căng thẳng, đặc biệt là công việc, các mối quan hệ và vấn đề tiền bạc
Giảm stress, sống hạnh phúc thật đơn giản
Dấu hiệu stress ở trẻ em
Stress mạn tính: Không khó để nhận ra
Bí quyết giảm stress cho người nghỉ hưu
1.Hít thở chậm và sâu
Hít thở chậm và sâu có thể giúp bạn lấy lại bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng. Hít một hơi thở sâu giúp cơ thể được cung cấp nhiều oxy, trong đó có tác dụng làm dịu tâm trí và cơ thể của bạn. Trên thực tế, dành ra 15 - 30 phút hít thở chậm và sâu mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa stress. Nó thậm chí có thể giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn, từ đó giúp bạn đối phó với sự căng thẳng một cách dễ dàng.
Cách làm:
Khi bị căng thẳng, ngồi hay nằm xuống ở một nơi yên tĩnh và thoải mái.
Nhắm mắt lại và hít một hơi thật sâu qua đường mũi (khoảng 5 – 6 giây).
Giữ hơi thở của bạn trong phổi tầm 5 giây, sau đó thở ra nhẹ nhàng (cũng khoảng 5 – 6 giây).
Lặp lại từ 5 - 6 lần hoặc cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh và thoải mái hơn.
2. Muối Epsom
Muối Epsom là một phương thuốc hữu ích và hiệu quả giúp bạn bình tâm trí khi đang bị căng thẳng. Stress khiến mức magne trong cơ thể trở nên thấp đi và làm tăng nồng độ adrenaline. Muối Epsom chứa một lượng cao magne, giúp tăng chất serotonin trong não. Điều này làm giảm bớt sự căng thẳng, giúp thư giãn, giảm bớt lo âu, khó chịu, mất ngủ và nhịp tim bất thường.
Muối Epsom là một phương thuốc hữu ích và hiệu quả giúp bạn bình tâm trí khi đang bị căng thẳng
Cách làm:
Thêm một chén muối Epsom và một vài giọt tinh dầu thơm vào bồn nước ấm.
Khuấy đều cho đến khi các hạt muối hòa tan trong nước.
Ngâm nhẹ nhàng trong bồn nước khoảng 20 phút.
Bạn cũng có thể tắm với công thức trên 2 hoặc 3 lần một tuần.
3.Trà Chamomile
Chamomile là một loại thảo dược có hiệu quả cho việc giảm stress nhờ tính chất làm dịu, có tác dụng an thần vào hệ thống thần kinh trung ương. Nó cũng giúp thư giãn các cơ bắp, giảm bớt lo lắng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Bạn có thể uống 4 tách trà hoa cúc một ngày để giảm bớt sự căng thẳng. Để làm trà, thêm 2 muỗng cà phê hoa cúc Chamomile khô vào một cốc nước nóng, ngâm trong 10 phút. Thêm mật ong nguyên chất theo khẩu vị và thưởng thức nó. Bạn cũng có thể thêm hoa cúc chamomile tươi hoặc một vài giọt tinh dầu hoa cúc Chamomile vào trong bồn nước ấm, sau đó ngâm mình để làm dịu các dây thần kinh trong não bộ
4. Massage
Massage cơ thể là một liệu pháp giúp làm giảm căng thẳng. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, massage giúp mở khóa các “nguồn năng lượng” trong cơ thể để làm giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Cách làm:
Dùng dầu ấm (dầu mè, dầu olive hoặc dầu dừa) massage lên bàn chân, bàn tay, lưng và đầu giúp thư giãn cơ bắp căng thẳng, cải thiện lưu thông máu và chống lo âu.
Đầu tiên, hơ ấm dầu mà bạn lựa chọn.
Sử dụng dầu ấm để xoa bóp trán, cổ, vai, lưng và dưới bàn chân.
Sau đó, hãy tắm nước ấm.
Massage cơ thể hàng ngày hoặc khi cần thiết để giảm bớt căng thẳng.
5. Thảo dược Ashwagandha
Ashwagandha (còn được gọi là nhân sâm Ấn Độ Withania hoặc somnifera) là một loại thảo dược có hiệu quả đối với stress. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Psychological Medicine Ấn Độ 2012 đã chỉ ra rằng, Ashwagandha rất có hiệu quả trong việc làm giảm căng thẳng và lo âu ở người lớn bằng cách giảm mức độ hormone stress cortisol. Nó cũng cải thiện sức đề kháng với stress, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn. Ngoài ra, Ashwagandha cũng tăng cường hệ thống thần kinh, tăng cường năng lượng, chống mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Cách làm: Cho 1 - 2 gram rễ Ashwagandha tươi hoặc khô đun sôi trong một ly sữa hoặc nước và dùng 3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ không nên dùng thảo dược này.
Căng thẳng có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Thường xuyên bị căng thẳng có thể góp phần làm tăng huyết áp, béo phì, bệnh tim, lo lắng, trầm cảm và nhiều vấn đề khác.
Bình luận của bạn