Bí quyết giảm stress cho người nghỉ hưu

Người già có thể tìm một công việc nhẹ nhàng để làm sau khi về hưu

Bi hài chuyện bị vợ “cấm vận” khi vẫn còn sung sức

Vitamin D: Ngăn ngừa bệnh do lão hóa

Trầm cảm tuổi già: Trị bằng yêu thương

Vì sao càng già càng khó ngủ?

Khủng hoảng tâm lý tuổi nghỉ hưu

Khi nghỉ hưu, phần lớn người già có cảm giác mình không còn giá trị, lo lắng khi không được người khác tôn trọng. Họ cảm thấy như mình bị mất đi tất cả, quyền lực,điều này gây cho họ một cú sốc thật sự.

Một số biểu hiện khủng hoảng tâm lý ở người nghỉ hưu:

Cô đơn, buồn chán: Điều này xuất phát từ việc trong khi mọi người xung quanh vẫn đang hàng ngày bận rộn với công việc của họ thì người nghỉ hưu lại phải “quanh quẩn với bốn bức tường”, những mối quan hệ giao tiếp hàng ngày trước kia hầu như bị cắt đứt, từ đó khó trảnh khỏi cảm giác cảm thấy bị bỏ rơi, lạc lõng. 

Người cao tuổi thường thấy hụt hẫng khi nghỉ hưu

- Hoài cổ, nuối tiếc: Về mặt tâm lý, người già thường hay sống với những sự kiện, trải nghiệm trong quá khứ; Họ thường hay quên những sự kiện, công việc hiện tại nhưng thường nhớ rất rõ ràng những gì đã xảy ra từ khá lâu trong cuộc đời. Điều đó dễ dẫn đến việc người nghỉ hưu cảm thấy chưa hài lòng với những gì mình đạt được, tiếc nuối những gì đã qua và không còn cơ hội làm lại. 

Khi nghỉ hưu nhiều người già cảm thấy ngày càng xa cách với bạn bè và gia đình, thấy mình bị cách ly với xã hội và đối mặt với một loạt vấn đề sức khỏe ngày càng gia tăng. Những stress về tiền bạc rất thường xảy ra khi về hưu, bởi người về hưu phải sống với thu nhập cố định và mức sống thấp hơn.

Cân bằng tâm lý tuổi nghỉ hưu

Chuẩn bị tinh thần khi nghỉ hưu: Bản thân người về hưu cần chuẩn bị đón nhận việc nghỉ hưu và xem đó là việc bình thường, tất yếu. Khi về hưu, người cao tuổi cần chọn cho mình lối sống lành mạnh phù hợp với sức khỏe, có chế độ ăn uống, làm việc nghỉ ngơi thỏa đáng, làm những việc có ích cho gia đình và xã hội. Người về hưu (bước sang tuổi già) vẫn tiếp tục vui hưởng cuộc sống tình dục lành mạnh với bạn đời của mình tùy theo sức lực và nguồn cảm xúc để sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Người cao tuổi cần chuẩn bị tinh thần để đón nhận việc nghỉ hưu

Tập trung cho sức khỏe: Sau khi nghỉ hưu, người cao tuổi nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Phải thiết lập lại một quy luật sinh hoạt mới, xây dựng cho mình một thời gian biểu khoa học: Ngủ sớm dậy sớm, nghỉ ngơi đúng giờ, vận động phù hợp, sao cho thích ứng với nhịp sống mới. Phát huy các thói quen tốt trong ăn uống ngủ nghỉ, loại trừ những thói quen xấu vốn hình thành trong thời gian đi làm. 

Tìm một công việc nhẹ nhàng, thoải mái: Với những người đã nghỉ hưu nhưng sức khỏe còn tốt, tinh lực dồi dào và có trình độ, kỹ năng vẫn có thể chủ động tìm kiếm cơ hội để làm nhiều công việc khác. Một mặt tiếp tục cống hiến cho xã hội, thể hiện giá trị của bản thân, mặt khác để nuôi dưỡng tinh thần, duy trì sức khỏe. Nên chọn công việc bán thời gian, và tất nhiên, đó phải là công việc nằm trong khả năng, không nên miễn cưỡng, ép mình làm quá sức chỉ vì cái tiếng. Người nghỉ hưu cần được quản lý, theo dõi và chăm sóc sức khỏe, thường xuyên khám và theo dõi định kỳ quý một lần, xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm các bệnh liên quan đến tuổi già để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hùng - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội: "Việc không ngừng trau dồi tri thức, tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp người cao tuổi có tinh thần minh mẫn, đời sống phong phú. Ngay như trong các mối quan hệ gia đình, khi người cao tuổi vẫn tiếp tục "hoạt động" không ngừng học hỏi cái mới sẽ giúp tránh được sự bảo thủ, trì trệ từ đó tránh được sự xung đột thế hệ giữa cha/mẹ và con cái".
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già