Mối liên hệ giữa bệnh suy tụy ngoại tiết và bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường và suy tụy ngoại tiết ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Uống rượu bia - thói quen nguy hại khiến biến chứng đái tháo đường tăng nặng

7 cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi

Điều trị Covid-19: Tuyệt đối không dùng chung thuốc sốt rét và thuốc đái tháo đường

Hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường nguy hiểm thế nào?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cho biết: Hơn 30 triệu người Mỹ (9,4% dân số) mắc bệnh đái tháo đường. Nghĩa là, những bệnh nhân này phải đối mặt với biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường gọi là suy tụy ngoại tiết (EPI).

Suy tụy ngoại tiết là tình trạng tuyến tụy không thể thực hiện chức tiêu hóa thức ăn đúng quy trình. Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Nội tiết Quốc tế, suy tụy ngoại tiết có thể ảnh hưởng 1/2 số người mắc bệnh đái tháo đường type 1 và số ít người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Trong khi các nhà nghiên cứu chưa lý giải cụ thể vì sao bệnh đái tháo đường dẫn đến suy tụy ngoại tiết thì nghiên cứu này chỉ ra bệnh đái tháo đường type 1 có thể phá hỏng các tế bào trong tuyến tụy - nơi sản xuất enzyme tiêu hóa.

Ngược lại, nếu bạn bị bệnh suy tụy ngoại tiết, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Ở những người mắc bệnh suy tụy ngoại tiết, tuyến tụy không thể sản xuất đủ các enzyme mà cơ thể cần để phá vỡ thức ăn trong đường tiêu hóa hoặc các enzyme bị chặn lại, không thể đến đường tiêu hóa. Các enzyme bị tắc nghẽn trong tuyến tụy sẽ tiêu hóa một phần của mô tụy, làm hỏng các tế bào sản xuất insulin - loại hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Người mắc bệnh đái tháo đường dễ bị suy tụy ngoại tiết

Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và bệnh suy tụy ngoại tiết mật thiết và khó lý giải như câu đố về con gà và quả trứng.

“Bệnh đái tháo đường có thể do bệnh ngoại tiết gây ra và bệnh suy tụy ngoại tiết có thể do bệnh đái tháo đường gây ra. Cả hai khả năng đều có thể xảy ra”, ông Philip D. Hardt, bác sỹ và nhà nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Giessen và Marburg ở Giessen tại Đức, đồng thời là tác giả của bài đánh giá về mối liên hệ này, xuất bản năm 2011 trên tạp chí Nghiên cứu và Thử nghiệm bệnh đái tháo đường.

Các giả thiết về mối quan hệ giữa EPI và bệnh đái tháo đường bao gồm:

Bệnh đái tháo đường làm tổn thương mô tụy

Khám nghiệm tử thi những người mắc bệnh đái tháo đường đã cho thấy mô tụy bị viêm và tổn thương lớn hơn bình thường. Điều này chứng minh bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sụy tụy ngoại tiết. “Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh viêm tụy cao hơn nhiều so với những người không mắc bệnh đái tháo đường”, ông Johns Hopkins, bác sỹ khoa nội tiết Rita Kalyani, MD, MHS, Phó Giáo sư Y khoa tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, tác giả “Hướng dẫn về bệnh đái tháo đường của Johns Hopkins” cho biết.

Viêm tụy gây ra bệnh đái tháo đường

Những người bị viêm tụy cấp hoặc viêm tụy mãn tính có thể bị mắc bệnh đái tháo đường. Các bệnh về tuyến tụy như: Xơ nang và ung thư tuyến tụy cũng liên quan đến bệnh đái tháo đường, bác sỹ Kalyani nói.

Cả hai chia sẻ liên kết tự miễn

Trong số ít người, rối loạn chức năng tự miễn dịch có thể gây ra sự phát triển của cả viêm tụy và đái tháo đường, theo báo cáo năm 2011. Các nhận định này tiếp tục được nghiên cứu.

Biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến EPI

Bệnh thần kinh đái tháo đường, một biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường liên quan đến tổn thương thần kinh. Bệnh này gây trở ngại cho việc truyền tín hiệu của các tế bào tụy và tế bào thần kinh để thực hiện các chức năng ngoại tiết, theo báo cáo của Tiến sĩ Hardt.

Dấu hiệu và triệu chứng của EPI

Nếu bạn bị đái tháo đường, đây là những dấu hiệu và triệu chứng của EPI cần lưu ý:

- Đau bụng nhẹ hoặc nặng

- Đại tiện phân mỡ (phân có chứa chất béo, váng mỡ) là dấu hiệu cho thấy các enzyme tuyến tụy không thể vào đường tiêu hóa để phá vỡ chất béo trong thức ăn.

Giảm cân, suy nhược cơ thể là dấu hiệu của suy giảm chức năng tụy

- Giảm cân

- Bệnh đái tháo không ổn định: Một số người mắc bệnh đái tháo đường type 1 gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Nguyên nhân có thể do cơ thể tiêu hóa carbohydrate kém hoặc tuyến tụy bị viêm, tổn thương, bác sỹ Kalyani nói.

Nếu bạn có những triệu chứng của EPI hoặc đái tháo đường thì hãy đến gặp bác sỹ khám, tư vấn, điều trị kịp thời để hạn chế những biến chứng nặng nề.

Phạm Mơ H+ (Theo Everydayhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp