Ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết xử trí thế nào?

Ngộ độc thực phẩm có thể gây đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt cao,...

Thận trọng với ngộ độc thực phẩm dịp cuối năm

Cảnh báo 4 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc nếu để qua đêm

Coi chừng ngộ độc, ung thư với thức ăn thừa

8 thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm

Trong các dịp lễ Tết, các bà nội trợ thường có thói quen lưu trữ rất nhiều thực phẩm để "ăn dần". Tuy nhiên, khi thực phẩm không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố hoặc bị biến chất. Khi ăn những thực phẩm này, cơ thể không tránh khỏi nguy cơ bị ngộ độc.

Cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết

Các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm

Biểu hiện khi cơ thể bị ngộ độc thực phẩm bao gồm: Buồn nôn, nôn liên tục, đau bụng, tiêu chảy, sốt… Khi mất nước nhiều, cơ thể sẽ mệt mỏi, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít…

Bước vào giai đoạn nặng, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, biểu hiện qua các dấu hiệu báo động như đi ngoài phân lỏng trên 6lần/ngày, nôn ra máu, sốt trên 38,5 độ C không giảm sau 24 giờ, đau bụng dữ dội…

Cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

- Sơ cứu cơ bản

Khi bị ngộ độc thực phẩm, cách sơ cứu thông dụng nhất khi người bệnh còn tỉnh táo là để họ nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng mọi cách để bệnh nhân nôn được. Sau khi đã nôn hết, nên bù nước điện giải cho người bị ngộ độc để cân bằng nước trong cơ thể, chống mất nước.

Lưu ý, bạn chỉ gây nôn với những bệnh nhân còn tỉnh, trong trường hợp người bệnh hôn mê, tuyệt đối không nên gây nôn vì có thể sặc thức ăn và gây khó thở.

- Đưa đến bệnh viện

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường sẽ hết trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của người bệnh kéo dài hơn 3 ngày thì bạn nên đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để có phương pháp xử trí kịp thời, tránh tổn thương cho hệ tiêu hóa.

Cách phòng ngộ độc thực phẩm

Để ngộ độc thực phẩm không “làm phiền” trong những ngày Tết hãy đề phòng tình trạng này bằng các phương pháp sau:

Đối với thức ăn đã chế biến sẵn, nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy, có nhãn mác đầy đủ, hợp vệ sinh và có thời hạn sử dụng.

Bên cạnh đó, cần bảo quản thực phẩm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh.

Cần nấu chín thức ăn ở nhiệt độ thích hợp, các thực phẩm như rau sống cần phải rửa thật kỹ nhiều lần trước khi ăn.

Nên sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 2 giờ cần bảo quản lạnh và hâm lại trước khi ăn.

Ngoài ra, bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Lê Tuyết H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa