Nên để dạ dày nghỉ ngơi sau khi ngộ độc thực phẩm
Quy tắc an toàn thực phẩm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm mùa mưa lũ
"Vạch mặt" các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm mùa mưa lũ
Những điều cần biết về ngộ độc thực phẩm mùa mưa lũ
Hướng dẫn cách bảo quản và hâm nóng thức ăn, tránh ngộ độc thực phẩm
Cách chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm tốt nhất chính là hãy để cho dạ dày được nghỉ ngơi. Sau khi trải qua các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như nôn, tiêu chảy và đau bụng, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên giảm tải cho dạ dày. Điều đó có nghĩa là nên tránh ăn uống hoàn toàn trong vài giờ.
Khi dạ dày đã ổn định, bạn nên chọn lựa kỹ lưỡng đồ ăn, thức uống. Dưới đây là những chỉ dẫn đơn giản về việc sau ngộ độc thực phẩm nên ăn gì:
Cấp nước cho cơ thể
Nôn và tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước cho cơ thể, do đó việc bù nước là điều nên làm sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Bạn hãy bắt đầu bằng uống từng ngụm nước lọc nhỏ và lắng nghe cơ thể để cấp đủ lượng nước theo nhu cầu.
Bạn cũng có thể tiêu thụ các thức uống có chứa chất điện giải để ngăn ngừa tình trạng mất nước trong thời gian này như: Oresol, thức uống thể thao, trà đã khử caffeine, nước hầm xương hoặc nước canh.
Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa
Sau khi bù nước, hãy tiêu thụ các loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Bạn nên chọn thực phẩm ít gia vị, ít chất béo và ít chất xơ.
Lúc này, bạn nên ăn: Chuối, ngũ cốc, lòng trắng trứng, mật ong, cháo bột yến mạch, bơ đậu phộng, khoai tây (kể cả khoai tây nghiền), cơm, bánh mì nướng, sốt táo…
Bạn có thể áp dụng chế độ ăn uống BRAT. Chế độ ăn BRAT bao gồm những loại thực phẩm nhẹ thích hợp cho những bị đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm và các loại rối loạn tiêu hóa khác.
Bên cạnh đó, bạn nên tránh các thực phẩm dưới đây sau khi bị ngộ độc: Rượu, caffeine (có trong soda, đồ uống năng lượng hoặc cà phê), thức ăn cay, thực phẩm giàu chất xơ, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên rán, thực phẩm nhiều gia vị, các loại nước ép trái cây…
Bình luận của bạn