- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Đái tháo đường dẫn đến các vấn đề về thị lực
Cách giảm ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường lên đời sống tình dục
7 triệu chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường cần lưu ý
5 lời khuyên dành cho người bệnh đái tháo đường vào mùa Hè
9 điều nên làm nếu không muốn mắc bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng lên các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả đôi mắt. Nó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh về mắt khác nhau như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, võng mạc đái tháo đường, phù võng mạc... thậm chí gây mù lòa vĩnh viễn. Chìa khóa để ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến mắt do đái tháo đường chính là kiểm soát lượng đường trong máu một cách hợp lý.
Dưới đây là vài lời khuyên giúp người bệnh đái tháo đường ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến mắt:
Kiểm tra mắt thường xuyên
Hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường vẫn tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và thực hiện xét nghiệm thận, tim ít nhất một lần trong một năm. Tuy nhiên, họ lại bỏ qua việc kiểm tra mắt. Nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về thị lực thì việc đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra mắt để kịp thời phát hiện sớm vấn đề, từ đó có giải pháp chăm sóc kịp thời.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Hãy thực hiện việc kiểm soát lượng đường trong máu một cách nghiêm túc. Tập thể dục thường xuyên, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực là những biện pháp chính để kiểm soát lượng đường trong máu. Từ đó ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến mắt, tim, thận và các vấn đề về chân.
Xét nghiệm HbA1C
Xét nghiệm HbA1C giúp người bệnh biết được lượng đường trong máu trung bình trong vòng 3 tháng qua, từ đó giúp người bệnh biết được mình bạn đã kiểm soát được lượng đường trong máu hay chưa.
Ổn định huyết áp
Những người bị bệnh đái tháo đường nên giữ mức huyết áp trong phạm vi khoảng 140/80mmHg. Điều này là do tăng huyết áp kết hợp với lượng đường trong máu cao sẽ khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc phải các biến chứng đái tháo đường.
Cai thuốc lá
Nếu nghiện thuốc lá và đang mắc bệnh đái tháo đường thì người bệnh cũng có nguy cơ cao bị đau tim hoặc gặp phải các vấn đề hô hấp. Do đó, hãy từ bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ và không bao giờ là quá muộn.
Những người thừa cân và béo phì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn so với những người có cân nặng ổn định. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên tập thể dục và ăn uống lành mạnh để giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể. Bằng cách này, người bệnh có thể ngăn ngừa được nhiều biến chứng về sức khoẻ liên quan đến chứng béo phì bao gồm bệnh đái tháo đường và bệnh tim.
Kiểm soát mức cholesterol
Ngoài việc duy trì lượng đường trong máu ổn định và huyết áp trong tầm kiểm soát, những người mắc bệnh đái tháo đường cũng nên kiểm soát mức cholesterol trong máu. Bạn có thể làm điều này bằng cách thay thế một chế độ ăn giàu chất béo và carbohydrate. Người bệnh nên bao gồm trái cây tươi và rau củ trong chế độ ăn uống để kiểm soát mức cholesterol trong máu tốt hơn.
Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn