- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Người bệnh Parkinson thường phải dùng thuốc để giảm triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp…
Kinh nghiệm chữa run do rối loạn thần kinh thực vật
Thiên ma câu đằng ẩm - bài thuốc cổ truyền giúp giảm run tay chân
Hội chứng ngoại tháp: Điều trị sớm, cơ hội hồi phục cao
Bị run chân vào ban đêm, hay bồn chồn là bệnh gì?
Theo thống kê của Quỹ Parkinson (Anh), có tới gần 3/4 (74%) người bệnh Parkinson đang dùng thuốc điều trị gặp phải tình trạng giảm tác dụng cuối liều (wearing off). Theo đó, tới một thời điểm nhất định, các loại thuốc điều trị Parkinson sẽ bị giảm tác dụng, không thể duy trì hiệu quả cho tới liều thuốc tiếp theo. Trong giai đoạn bị giảm tác dụng cuối liều, các triệu chứng đau đớn, run tay chân, cứng cơ bắp… sẽ trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh.
Các chuyên gia ước tính rằng, tình trạng giảm tác dụng của thuốc có thể khiến người bệnh Parkinson “mất đi” trung bình 2 tiếng rưỡi/ngày khi họ không thể làm việc, sinh hoạt bình thường trong khoảng thời gian này.
Người bệnh Parkinson hay gặp các triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp...
Quỹ Parkinson (Anh) đã tiến hành thăm dò ý kiến trên 1.100 người mắc bệnh Parkinson. Kết quả cho thấy, trong số những người gặp phải tình trạng giảm tác dụng cuối liều, có 4/5 số người bị cử động chậm chạp, 71% bị cứng cơ bắp, hơn 50% cho biết họ bị run tay chân nặng hơn, 41% người bệnh cảm thấy lo lắng và 41% người bệnh cho biết họ gặp phải các cơn đau khó chịu.
Đặc biệt, có tới 50% số người được hỏi ý kiến cho biết tình trạng giảm tác dụng cuối liều có thể ảnh hưởng tới khả năng làm việc, sinh hoạt của họ.
Sự nguy hiểm của tình trạng giảm tác dụng cuối liều nằm ở chỗ: Hiện tượng này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không thể đoán trước và có thể khiến các triệu chứng lo lắng, cứng cơ bắp, vận động chậm chạp… quay trở lại với người bệnh trong các tình huống nguy hiểm.
Trên thực tế, nhiều người bệnh còn chia sẻ họ không muốn ra khỏi nhà, không muốn phải tham gia vào các sự kiện xã hội… vì lo ngại tình trạng giảm tác dụng cuối liều có thể xảy ra bất chợt.
Quỹ Parkinson (Anh) cho biết: “Dù các loại thuốc điều trị được coi là “cứu cánh” cho người bệnh Parkinson nhưng thông qua cuộc khảo sát này, chúng tôi nhận ra sự thật rằng các phương pháp điều trị bệnh Parkinson hiện tại vẫn chưa đủ tốt. Đã tới lúc cần có thêm các nghiên cứu, các phương pháp điều trị mới tốt hơn, hiệu quả hơn cho người bệnh Parkinson”.
Trước mắt, để khắc phục tình trạng giảm tác dụng cuối liều, người bệnh Parkinson có thể trao đổi với bác sỹ về việc thay đổi thời gian dùng thuốc hoặc thay đổi, dùng thêm các loại thuốc khác giúp điều trị Parkinson. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét lựa chọn phẫu thuật kích thích não sâu, dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp làm giảm các triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp… khó chịu.
Vi Bùi H+ (Theo Irishnews)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp giảm run chân tay
Khi bị run chân tay, run cằm, run môi hoặc run toàn thân, bạn không chỉ gặp phải khó khăn khi thực hiện công việc hàng ngày mà trở ngại lớn nhất chính là sự ngại ngùng trong giao tiếp. Trầm cảm và lo lắng cũng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện là lựa chọn cho người bị run chân tay, hỗ trợ giúp giảm run và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.
Sản phẩm phù hợp cho những trường hợp bị run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run ở những người bị run vô căn, bệnh Parkinson, sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.
Sử dụng Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn