Người bệnh rung nhĩ nên hạn chế những thực phẩm nào?

Người bệnh rung nhĩ nên hạn chế và tránh ăn các món ăn giàu chất béo, natri…

4 cách để ngừng cơn rung nhĩ, nhịp tim nhanh tại nhà

Một số biến chứng và biện pháp điều trị rung nhĩ hiện nay

Infographic: Khó thở, trống ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo rung nhĩ

Bạn biết gì về bệnh rối loạn nhịp tim nhanh rung nhĩ?

Thực phẩm giàu chất béo

Tình trạng béo phì, tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh rung nhĩ - rối loạn nhịp tim nhanh. Tốt hơn hết, bạn nên có chế độ ăn ít calorie, ít chất béo để tránh bị thừa cân, mỡ máu (cholesterol) cao và tăng huyết áp.

Cụ thể, hãy tránh các loại chất béo bão hòa (trong thực phẩm chế biến sẵn, bơ động vật); Chất béo chuyển hóa (trong các món chiên rán, bơ thực vật); Cholesterol (trong mỡ, da động vật, các sản phẩm từ sữa)…

Thực phẩm nhiều muối

Ăn nhiều muối có thể gây tăng huyết áp, kích hoạt cơn rung nhĩ

Ăn nhiều muối có thể gây tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, khó kiểm soát bệnh rung nhĩ. Rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối như một chất bảo quản tự nhiên. Chính vì vậy bạn nên chú ý đọc kỹ nhãn sản phẩm, ăn thực phẩm tươi để giảm lượng natri trong cơ thể.

Thay thế muối bằng các loại thảo mộc, gia vị trong khi nấu nướng cũng giúp làm tăng hương vị cho món ăn mà không cần dùng quá nhiều muối.

Vitamin K

Vitamin K trong các thực phẩm như rau xanh (súp lơ xanh, mùi tây), trà xanh, gan bê… có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu (như Warfarin) ở những người bệnh rung nhĩ.

Các thực phẩm giàu vitamin K không tốt cho người bị rung nhĩ

Tốt hơn hết, trẻ vị thành niên từ 14 - 18 tuổi không nên bổ sung quá 75mgr/ngày. Nam giới trên 19 tuổi không nên bổ sung quá 120mgr/ngày còn phụ nữ không nên bổ sung nhiều hơn 90mgr/ngày (kể cả phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú).

Thực phẩm giàu gluten

Gluten là một loại protein có nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Nếu bạn không dung nạp tốt hoặc bị dị ứng với gluten, ăn bánh mì, mì ống, các thực phẩm chế biến sẵn… có thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.

Tình trạng viêm nhiễm có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh phế vị, gây ảnh hưởng tiêu cực cho tim và làm trầm trọng thêm các triệu chứng rung nhĩ.

Bưởi

Nếu bị rối loạn nhịp tim nhanh và phải sử dụng thuốc, tốt hơn hết bạn không nên ăn bưởi. Trong nước bưởi có chứa naringenin - một chất flavonoid có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả của các loại thuốc chống rối loạn nhịp tim. Chúng có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ thuốc tại ruột, khiến bạn bị đánh trống ngực, hồi hộp… nghiêm trọng hơn.

Rượu bia

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống nhiều đồ uống có cồn có thể kích hoạt một cơn rung nhĩ, đặc biệt những người bị rung nhĩ kịch phát. Một nghiên cứu trên tạp chí Canadian Medical Association cho thấy uống rượu ở lượng vừa phải (2 ly/ngày) cũng có thể gây ra tình trạng rung nhĩ ở những người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường.

Đồ uống có chứa caffeine

Các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh rung nhĩ nên hạn chế các loại đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà, nước tăng lực… Tốt nhất bạn không nên uống quá 1 cốc cà phê/ngày để có thể ổn định nhịp tim tốt hơn.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực cho người rối loạn nhịp tim nhanh, rung nhĩ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch