- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Nhịp tim chậm làm giảm lượng máu đi nuôi cơ thể, khiến bạn hay thấy mệt mỏi, choáng váng
Có những phương pháp nào để điều trị ngoại tâm thu?
11 cách giúp ổn định nhịp tim cho người rối loạn nhịp tim
Làm việc ca đêm có thể làm tăng nguy cơ rung nhĩ?
Người bị rối loạn nhịp tim cần uống các loại thuốc gì?
Một vài nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nhịp tim chậm
Block tim hoàn toàn
Block tim hoàn toàn xảy ra khi không có xung điện nào được truyền từ tâm nhĩ (buồng tim phía trên) đến tâm thất (buồng tim phía dưới). Trong trường hợp này, hoạt động của tâm thất sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nhịp thoát thất - thường rất chậm, chỉ dao động trong khoảng từ 30 - 40 nhịp/phút.
Block tim hoàn toàn thường xảy ra do sự thoái hóa của nút nhĩ thất - nút truyền xung điện từ tâm nhĩ tới tâm thất. Những người cao tuổi (từ 70 tuổi trở lên) thường có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn.
Ngoài ra, block tim hoàn toàn cũng có thể xảy ra do dị tật tim bẩm sinh, do một số bệnh (như tim thiếu máu cục bộ, viêm cơ tim), do tổn thương nút nhĩ thất sau phẫu thuật thay van hoặc do dùng một số loại thuốc…
Block nhĩ thất nghiêm trọng
Block nhĩ thất nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới việc truyền xung điện trong tim
Trong trường hợp này, các xung điện từ buồng tim trên có thể truyền xuống buồng tim dưới một cách thất thường. Nếu xung điện truyền xuống bị tắc nghẽn, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng nhịp tim chậm. Block nhĩ thất thường xảy ra do sự thoái hóa của nút nhĩ thất.
Nhịp xoang chậm
Trong trường hợp này, nút xoang (bộ phận tạo ra các xung điện tim, nằm ở buồng tâm nhĩ phải) có thể bị suy yếu, dẫn tới tình trạng các xung điện tim được phát ra chậm hơn, dưới 60 nhịp/phút. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng xoang bệnh lý, khi nút xoang bị thoái hóa, rối loạn chức năng mà không do bất kỳ yếu tố nào khác tác động.
Ngoài ra, có một số yếu tố có thể tác động, gây ra tình trạng nhịp xoang chậm có thể kể tới như tác dụng phụ của một số loại thuốc, suy giáp, mất cân bằng điện giải, viêm cơ tim, tăng áp lực nội sọ vì một lý do nào đó.
Đặc biệt, trong trường hợp của các vận động viên trẻ, nhịp tim cũng có xu hướng duy trì ở mức thấp (từ 40 - 60 nhịp/phút) do hoạt động của dây thần kinh phế vị. Đây là một tình trạng sinh lý bình thường và không cần phải điều trị nếu không có triệu chứng.
Các triệu chứng cảnh báo nhịp tim chậm
- Ngất xỉu: Người bệnh có thể bị mất ý thức thoáng qua, dẫn tới ngất và ngã xuống.
- Hay thấy chóng mặt, choáng váng.
- Hay thấy mệt mỏi, ngay cả khi người bệnh không vận động quá mạnh. Theo đó, nhiều người bị nhịp tim chậm có thể thấy mệt mỏi khi đi một quãng đường ngắn, phải thường xuyên nghỉ ngơi.
Điều trị nhịp tim chậm thế nào?
Nếu nhịp tim chậm là do các nguyên nhân thứ cấp, khắc phục các nguyên nhân này có thể giúp bạn khôi phục lại nhịp tim bình thường. Trong trường hợp khẩn cấp, người bệnh có thể cần được tiêm thuốc (như atropine) qua đường tĩnh mạch để làm tăng nhịp tim nhanh chóng.
Trong trường hợp nhịp tim chậm do các thoái hóa liên quan tới tuổi tác hoặc tổn thương không thể phục hồi của nút xoang hay nút nhĩ thất, người bệnh có thể cần cấy ghép máy tạo nhịp tim để duy trì nhịp tim ổn định.
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với thành phần chính từ Khổ sâm dùng cho người rối loạn nhịp tim có công dụng:
- Hỗ trợ giúp người bị rối loạn nhịp tim giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực.
- Hỗ trợ giúp phòng ngừa nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.
Sản phẩm phù hợp cho người:
- Rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang).
- Đối tượng có nguy cơ cao như: Người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch…
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn