Những biện pháp tự nhiên giúp giảm viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng khiến bạn bị hắt hơi và sổ mũi liên tục

Chảy nước mũi và ngạt mũi khi dùng điều hòa có phải do dị ứng điều hòa?

Chỉ thực - thảo dược quý giúp giảm viêm mũi dị ứng

Những điều bạn cần biết về viêm mũi dị ứng

Cách chữa viêm mũi dị ứng không dùng thuốc

Bổ sung các chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống

Quercetin là một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp ngăn chặn sự giải phóng histamine. Histamine là một hóa chất gây viêm liên quan đến các triệu chứng dị ứng như hắt hơi và ngứa. Quercetin được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như táo, quả mọng, nho đỏ, hành đỏ, trà đen. 

Ngoài quercetin, bạn cũng nên ăn các thực phẩm giàu acid béo omega-3. Acid béo omega-3 có đặc tính chống viêm nên giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Các thực phẩm giàu acid béo omega-3 là: Cá thu, cá hồi, quả óc chó, hạt chia.

Các thực phẩm giàu quercetin bạn nên bổ sung trong chế độ ăn uống

Bổ sung vitamin C

Bạn nên bổ sung đủ vitamin C trong chế độ ăn uống để giảm viêm mũi dị ứng. Vitamin C là một chất kháng histamine tự nhiên nên nó giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng do hệ miễn dịch giải phóng hóa chất này khi tiếp xúc với phấn hoa. Vitamin C cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn.

Các thực phẩm giàu vitamin C bạn nên ăn là: Cam, bông cải xanh, ớt chuông...

Bổ sung các loại vi khuẩn tốt 

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Florida (Mỹ) cho thấy, các loại vi khuẩn tốt có tác động tích cực đến các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Vi khuẩn tốt có thể giúp giảm phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể với các chất gây dị ứng như phấn hoa. 

Trà bạc hà

Trà bạc hà có tác động giống như thuốc thông mũi và có thể giúp giảm sổ mũi và đờm.

Trà bạc hà giúp giảm các triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng

Ớt

Ớt có chứa capsaicin có thể giúp giảm ngạt mũi và khó thở. Khó thở, tức ngực do chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp, gây cảm giác nặng nề ở ngực.

Giữ nhà cửa sạch sẽ

Để loại bỏ tác nhân gây dị ứng như mạt bụi, vẩy da thú cưng bạn cần dọn vệ sinh hàng tuần. Nên giặt ga, gối và thay bộ lọc của máy hút bụi thường xuyên. Để tránh những côn trùng gây dị ứng như gián, hãy cố gắng rửa bát ngay sau khi ăn và đổ rác thường xuyên. 

Dọn nhà thường xuyên giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng

Duy trì khoảng cách với thú cưng

Bạn có thể là một người yêu thú cưng nhưng nếu bị viêm mũi dị ứng thì bạn nên giữ khoảng cách với chúng. Lông hoặc vảy da chết của thú cưng có thể kích hoạt các triệu chứng dị ứng của bạn. 

Hạn chế ra ngoài trời khi có nhiều phấn hoa

Bạn nên hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết để giảm tiếp xúc với bụi và phấn hoa. Trong trường hợp phải ra ngoài, bạn nên đeo kính để bảo vệ mắt, đội mũ và che mắt để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Huyền Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp