Tăng nhãn áp là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới
Thuốc nhỏ mắt từ nghệ vàng giúp điều trị tăng nhãn áp
Tập thể dục cường độ vừa và mạnh làm giảm đáng kể bệnh tăng nhãn áp?
Uống một tách trà nóng mỗi ngày giảm nguy cơ bị tăng nhãn áp
Loại protein tự nhiên này có thể ngăn mù lòa do tăng nhãn áp
Người bệnh tăng nhãn áp có thể bị mù nếu không điều trị bệnh kịp thời. Các triệu chứng thường gặp của tăng nhãn áp có thể là đau mắt nặng, mờ mắt, buồn nôn, nôn và đỏ mắt. Nếu đang mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc bệnh tim... thì bạn có nguy cơ cao bị tăng nhãn áp. Ngoài ra, các khối u ở mắt, viêm mắt và phẫu thuật mắt cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị tăng nhãn áp. Vậy, bạn cần làm gì để ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp?
Giảm lượng insulin
Áp lực trong mắt tăng lên nếu mức insulin của bạn gia tăng. Mức insulin quá cao cũng có thể làm tăng kháng insulin. Đây là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường và những người béo phì hoặc tăng huyết áp. Để giảm lượng insulin, bạn nên hạn chế ăn đường, ngũ cốc, mì ống, bánh mì và khoai tây.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên tốt cho sức khỏe của mắt
Nếu tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ có thể giảm nồng độ insulin trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp. Ngoài ra, hoạt động thể chất cũng giúp tăng cường thị lực, cải thiện tầm nhìn... Tất cả đều rất tốt cho sức khỏe của đôi mắt.
Ăn các loại quả mọng
Ăn các loại quả mọng như việt quất, dâu tây... có thể giúp tăng cường các mao mạch mang chất dinh dưỡng đến cơ mắt và dây thần kinh. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều các loại quả này vì chúng chứa đường tự nhiên và có thể làm rối loạn mức insulin.
Hạn chế chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa có thể cản trở khả năng hấp thụ chất béo omega 3 trong cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của đôi mắt. Chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến thoái hóa điểm vàng và tăng nhãn áp. Chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán, bánh quy, bánh ngọt.
Bình luận của bạn