Kỹ thuật phẫu thuật tim hiện đại ngày càng an toàn và hiệu quả, tuy nhiên vẫn xuất hiện những rủi ro không đáng có
Trẻ lười ăn sau phẫu thuật tim, cha mẹ phải làm gì?
Sau khi phẫu thuật tim cần lưu ý những gì?
Trẻ sơ sinh tập bơi để phẫu thuật tim
Nâng cao chuyên ngành phẫu thuật tim mạch và lồng ngực
Thời gian gần đây, kỹ thuật phẫu thuật tim của các bác sỹ Việt Nam đã được nâng lên một đẳng cấp mới. Nhiều ca bệnh tim khó, tưởng chừng như phải “bó tay” song đã được các bác sỹ đã hóa giải nhờ ứng dụng những kỹ thuật mới tiên tiến trên thế giới. Những thành công mới trong lĩnh vực tim mạch cũng khẳng định thêm những “bàn tay vàng” của ngành y. Tuy nhiên, phẫu thuật tim vẫn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, bao gồm: Nhiễm trùng, sốt, viêm phổi, đau tim, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, mất trí nhớ và các cục máu đông.
Vậy, phải làm gì để có thể giảm thiểu những nguy cơ khi phẫu thuật tim?
Mỗi bệnh nhân phải biết cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể gây biến chứng nghiêm trọng khi phẫu thuật tim. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, nhìn chung, trước khi phẫu thuật tim, mỗi bệnh nhân nên thực hiện các bước sau:
Giảm cân: Những bệnh nhân thừa cân có nguy cơ cao bị nhiễm trùng sau phẫu thuật. Vì vậy, bệnh nhân nên thiết lập chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục giúp Giảm cân nhanh chóng trước khi phẫu thuật. Hãy nói chuyện với bác sỹ để biết được bản thân phải giảm đi bao nhiêu cân giảm cân bằng cách nào.
Gợi ý chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh tim:
- Chất béo từ các loại mỡ động vật là một trong những chất gây hại tới hệ tim mạch, vậy nên bạn cần hạn chế các loại mỡ bão hòa sẽ giúp ổn định huyết áp, giảm mỡ máu và đồng thời giảm béo hiệu quả cho những người đang thừa cân. Lúc này bạn nên sử dụng những loại dầu thực vật như dầu olive và dầu các loại hạt.
- Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây. Đây là nhóm thực phẩm giúp giảm béo hiệu quả và lành mạnh. Không chỉ vậy, đây còn là nguồn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, chứa hàm lượng calorie thấp nên rất có lợi cho hệ thống tim mạch cũng như sức khỏe chung của con người. Tuy nhiên, bệnh nhân tim mạch không nên ăn các loại rau củ quả đông lạnh hay các loại trái cây sấy khô.
Không hút thuốc: Hút thuốc là làm tăng nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật. Theo bác sỹ Massashi Nakagawa thuộc Trung tâm Ung thư và Bệnh tim Nhật Bản, để tránh những biến chứng hậu phẫu, bệnh nhân nên ngừng hút thuốc trước khi phẫu thuật phổi ít nhất 4 tuần. Điều này cũng cần được áp dụng với tất cả các loại phẫu thuật khác.
Quản lý bệnh đái tháo đường: Trong số các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây nên, biến chứng tim mạch là phổ biến nhất. Nguyên nhân tử vong do căn nguyên tim mạch chiếm tới 70% ở các bệnh nhân đái tháo đường. Vì mối liên hệ giữa hai căn bệnh nguy hiểm này, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, trước khi phẫu thuật tim, hãy ổn định đường huyết và kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường. Điều này giúp giảm nguy cơ hồi phục lâu, biến chứng thận và nhiều biến chứng khác sau khi phẫu thuật.
Hạn chế đồ uống có cồn: Mặc dù nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, uống rượu có độ cồn nhẹ với số lượng vừa phải sẽ mang lại một số lợi cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, cũng không thiếu bằng chứng làm sáng tỏ việc tiêu thụ trên 90gr rượu mỗi ngày (tương đương với 150ml rượu vang 12 độ hoặc 44 ml rượu mạnh 40 độ hoặc 5 - 6 lon bia), trong khoảng thời gian lớn hơn 5 năm có nguy cơ cho sự phát triển của bệnh cơ tim giãn không triệu chứng. Các triệu chứng suy tim sau này dần được bộc lộ rõ hơn khi cấu trúc tim bị thay đổi, dẫn đến làm thay đổi chức năng tim và suy tim. Và sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu ngay trước khi phẫu thuật tim bạn vẫn uống rất nhiều đồ uống có cồn.
Bình luận của bạn