Bạn nên đến khám bác sỹ khi nhận thấy các cơn đau tức ngực nghiêm trọng
Hay bị đau tức ngực, phát hiện rối loạn nhịp tim trị thế nào?
Đau ngực có nguy hiểm không?
Không phải cứ đau tức ngực là đau tim
Đau ngực do ợ nóng dễ bị nhầm lẫn với cơn đau tim nguy hiểm
Ợ nóng
Ợ nóng là một triệu chứng của tình trạng trào ngược acid dạ dày, gây ra cảm giác nóng rát sau xương ức.
Tình trạng trào ngược acid là khá phổ biến và không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng ợ nóng nhiều hơn 2 lần/tuần, bạn nên cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu trào ngược dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến bệnh hen suyễn, bệnh Barrett thực quản làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Căng cơ
Nhiều người thường nhầm lẫn tình trạng căng cơ ngực với một cơn đau tim, đặc biệt là những người có lối sống ít vận động.
Căng cơ ngực có thể gây ra các cơn đau tức ngực
Có một nguyên tắc nhỏ có thể giúp bạn phân biệt 2 cơn đau: Nếu bạn ép ngực vào tường và cảm thấy đau đớn hơn, rất có thể cơn đau của bạn là do tình trạng căng cơ hoặc các chấn thương cơ và xương.
Viêm sụn sườn
Viêm sụn sườn là tình trạng viêm nhiễm nơi xương sườn tiếp xúc với sụn. Người bệnh có thể cảm thấy có áp lực trong lồng ngực, cũng như cảm thấy căng, tức khi tác động lên vùng ngực.
Nếu các bác sỹ chẩn đoán bạn bị viêm sụn sườn, các cơn đau có thể mất đi sau vài ngày hoặc vài tuần. Bạn có thể hỏi bác sỹ về các loại thuốc giảm đau nếu cần thiết.
Bệnh zona thần kinh
Các virus gây bệnh thủy đậu có thể lưu lại rất lâu trong cơ thể người, kể cả khi các nốt thủy đậu đã mờ. Trên thực tế, các virus gây bệnh có thể hoạt động lại ở những người trên 50 tuổi, gây ra bệnh zona thần kinh. Các triệu chứng bao gồm ngứa, bỏng da. Nếu vùng ngực bị ảnh hưởng, nhiều người có thể nhầm triệu chứng này với một cơn đau tim hay các vấn đề tim mạch khác.
Bệnh Zona thần kinh có thể gây ra các cơn đau, ngứa vùng ngực
Sau một vài này, các vết phát ban, bỏng rộp có thể xuất hiện. Bác sỹ có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc chống virus (trong vòng 72 tiếng sau khi vết phát ban xuất hiện) hoặc thuốc giảm đau để làm dịu các triệu chứng khó chịu.
Viêm màng ngoài tim
Nếu bạn bị nhiễm virus trong một vài ngày và thấy các triệu chứng đau nhói ở tim xuất hiện, rất có thể bạn đang bị viêm màng ngoài tim – tình trạng lớp mô bao quanh trái tim bị viêm nhiễm.
Viêm màng ngoài tim thường lành tính, nhưng tình trạng này có thể ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày của bạn. Nghỉ ngơi hợp lý hoặc dùng các loại thuốc giảm đau như ibuprofen sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm, khắc phục các cơn đau do viêm màng ngoài tim sau vài ngày hoặc vài tuần.
Viêm tuyến tụy
Viêm tuyến tụy cấp tính có thể gây ra các cơn đau bụng dữ dội, lan lên vùng ngực. Thông thường, viêm tuyến tụy xảy ra do sỏi mật làm tắc ống mật, khiến cho tuyến tụy bị viêm nhiễm, gây ra các cơn đau nguy hiểm.
Tốt hơn hết, khi gặp các cơn đau dữ dội, bất thường, tốt hơn hết bạn nên nhanh chóng tới khám bác sỹ để được điều trị kịp thời.
Bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành là tình trạng các mảng bám tích tụ trong các động mạch, chặn dòng chảy của máu, gây ra các cơn đau tức ngực thường xuyên.
Bệnh động mạch vành có thể gây ra một cơn đau tim đột ngột, cũng như là nguyên nhân dẫn tới các bệnh suy tim, rối loạn nhịp tim,… Nếu được chẩn đoán bệnh động mạch vành, bạn có thể lựa chọn phẫu thuật đặt stent hay dùng thuốc cải thiện tình trạng bệnh.
Bình luận của bạn