Chữa thoái hóa điểm vàng bằng tế bào gốc ở da

Nhà khoa học Masayo Takahashi trình bày nghiên cứu về tế bào gốc

Tầm nhìn trung tâm bị mờ mắc bệnh gì?

Có thể bổ sung thực phẩm chứa carotenoid để mắt luôn sáng khỏe?

Kẽm - Trợ thủ đắc lực của đôi mắt

Làm sao để bệnh thoái hóa điểm vàng không phát triển?

Người bệnh là một phụ nữ 70 tuổi được chẩn đoán bị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm thị lực ở người lớn tuổi. Bà cụ được cấy ghép tế bào gốc ở võng mạc vốn là những tế bào được chuyển đổi từ tế bào da vào năm 2014. Tuy nhiên tới nay, phải sau hai năm, các nhà khoa học Nhật Bản mới có thể công bố kết quả thành công của ca ghép tế bào đặc biệt này.

Theo đó, để tiến hành cấy ghép, các nhà nghiên cứu đã lấy một mẩu da (có đường kính 4mm) từ cánh tay của bà cụ và thực hiện quá trình biến đổi các tế bào, tạo thành những tế bào gốc đa năng cảm ứng (induced pluripotent stem cells - iPSC). 

Quy trình ghép tế bào gốc cho bệnh nhân thoái hóa điểm vàng

Tế bào gốc đa năng gần như có khả năng biệt hóa thành bất kỳ loại mô nào trong cơ thể, đó là lý do vì sao các tế bào da lấy từ một cánh tay có thể được cấy vào mô võng mạc. Để các tế bào này phát triển thành tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE), các nhà nghiên cứu đã nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, từ đó hình thành nên một tấm siêu mỏng, sau đó cấy vào phía sau võng mạc bệnh nhân. Bà Masayo Takahashi, người đứng đầu dự án - Trung tâm Phát triển Công nghệ Sinh học Riken, Nhật Bản, cho biết. “Tôi rất hài lòng vì không có biến chứng sau phẫu thuật cấy ghép. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu tiên trong việc sử dụng IPSC trong y học tái tạo". 

Sau phẫu thuật, các nhà khoa học đã theo dõi diễn biến của bệnh nhân, nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện của các tế bào được biến đổi. Họ nhận thấy các tế bào được cấy vào mắt vẫn sống sót và không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào trong hơn 1 năm, đồng thời cải thiện một phần thị lực của bệnh nhân. “Các tế bào RPE được cấy ghép vẫn sống tốt mà không có bất kỳ phát hiện hoặc dấu hiệu bị từ chối miễn dịch nào, trong vòng một năm rưỡi. Đó cũng là mục đích chính mà chúng tôi muốn đạt được trong nghiên cứu thí điểm này”, nhóm nghiên cứu cho biết. 

Không phải là một giải pháp có thể giúp phục hồi hoàn toàn thị lực cho bệnh nhân, tuy nhiên, nghiên cứu này cũng đã cho thấy một bước tiến đáng kể trong việc sử dụng tế bào gốc đa năng cảm ứng - vốn được các nhà khoa học cho rằng có thể được sử dụng để điều trị một loạt các căn bệnh như Alzheimer hay Parkinson. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy những kết quả tích cực trong việc phục hồi thị giác với phương pháp điều trị nhờ tế bào gốc. Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc và Mỹ đã có thể phục hồi thị lực của một đứa trẻ sơ sinh bị đục thủy tinh thể, bằng cách điều chỉnh nồng độ protein trong tế bào gốc.

Gia Hân H+(Theo Techtimes)

Đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhưng cũng có thể là các biến chứng của một số bệnh lý khác như đái tháo đường... Điều trị tốt các bệnh lý này có thể ngăn ngừa bệnh phát triển.

Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, các chuyên gia nhãn khoa cũng khuyên rằng, người bệnh nên bổ sung các chất chống oxy hóa có lợi cho thị lực của mắt như Lutein, Zeaxanthin. Đây cũng là 2 thành phần chính trong hoàng điểm. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các vitamin và khoáng nhất như Alpha lipoic acid, vitamin C, A, kẽm…

Sự kết hợp của các hoạt chất này trong các sản phẩm thực phẩm chức năng như TPCN Minh Nhãn Khang, rất tiện lợi cho người sử dụng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt