- Chuyên đề:
- Cải thiện trí nhớ
Người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh Alzheimer
Đi chơi nhiều để chống lại Alzheimer
Người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer cũng cần được quan tâm
Ăn nhiều đường bột, chị em dễ mắc bệnh Alzheimer
Cách chăm sóc bệnh nhân Alzheimer mỗi ngày
Sa sút trí tuệ tuổi “băm”
Nghe có vẻ vô lý nhưng Alzheimer đang có xu hướng ngày càng “trẻ hóa”. Anh Joël Aubin, 38 tuổi, người Canada là một trong những trường hợp như vậy. Từ năm 36 tuổi, Aubin đã bắt đầu có những dấu hiệu của căn bệnh Alzheimer nhưng vì tuổi anh còn quá trẻ, ngay cả bác sỹ thăm khám cũng không nghĩ rằng anh bị căn bệnh dường như “chỉ là của riêng” người cao tuổi.
Gene di truyền và các yếu tố môi trường có thể kích hoạt bệnh Alzheimer ngay từ khi còn trẻ
Anh Aubin được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm và lo âu. Các bác sỹ đã kê thuốc cho anh nhưng gần như không có hiệu quả. Vợ của anh, chị Robin chăm sóc chồng hàng ngày. Chị phát hiện ra rằng chồng của mình ngày càng trở nên mất phương hướng, hay quên và sống tách biệt với xung quanh.
Cho tới 1 năm rưỡi sau đó, cuối cùng cũng có một chuyên gia phát hiện ra anh mắc bệnh Alzheimer. Mẹ của Aubin đã mất năm 47 tuổi vì căn bệnh mất trí nhớ. Anh lớn lên mà không hiểu rằng mình đã có tới 50% số gene di truyền anh có thể mắc bệnh Alzheimer sau này.
Mặc dù bị chẩn đoán là mắc Alzheimer, nhưng cả gia đình anh cảm thấy nhẹ nhõm hơn vì không cần phải đối mặt với một “bóng ma vô hình”.
Phòng sa sút trí tuệ tuổi “băm”
Ngay từ năm 30 tuổi trở đi, bạn đã cần phải có chiến dịch dự phòng mất trí nhớ cho mình. Có hai dạng sa sút trí tuệ trong thời kỳ này mà những người trong độ tuổi 30 trở lên phải chú ý là thoái hóa thần kinh Alzheimer và sa sút trí tuệ mạch máu gây ra bởi những cơn đột quỵ nhẹ.
Để đề phòng bệnh lý thoái hóa thần kinh Alzheimer như trường hợp của Aubin, bạn phải xem xét lại trong họ hàng, người thân của mình có những ai bị mắc sa sút trí tuệ, mất trí nhớ hay không. Nếu có và quan hệ huyết thống càng gần, bạn càng có nguy cơ cao hơn mắc căn bệnh này, khi đó, cách tốt nhất là phát hiện sớm để có phương án điều trị kịp thời.
Với bệnh nhân sa sút trí tuệ mạch máu, theo GS.TS. Phạm Thắng – Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, các bệnh liên quan đến mạch máu như tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp có thể gây ra những cơn đột quỵ nhẹ mà bệnh nhân khó có thể phát hiện ra. Những đối tượng này phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đo huyết áp thường xuyên. Những người giữ được huyết áp dưới 150/90 và uống ít hơn hai cốc rượu nhỏ mỗi ngày có thể giúp kiểm soát bệnh sa sút trí tuệ.
Ngoài ra, chủ động bảo vệ bộ não từ trước tuổi 30 cũng là điều nên làm. Những loại thực phẩm chức năng, đặc biệt là chứa Huperzine A chiết xuất từ cây thạch tùng răng – một loại thảo dược quý hiếm hiện đang được Bệnh viện Lão khoa Trung ương ghi nhận là một phương pháp mới, hiệu quả để bảo vệ não bộ, ngăn ngừa Alzheimer.
Tiêu Bắc H+
Bình luận của bạn