- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Bạn nên tự theo dõi các dấu hiệu bệnh của mình để chẩn đoán chính xác hơn
Thị lực bị ảnh hưởng thế nào khi mắc Parkinson?
Bệnh Parkinson: 4 lựa chọn điều trị hiệu quả nhất hiện nay
Bạn đã biết cách quản lý các biến chứng bệnh Parkinson?
Nhận biết 9 dấu hiệu cảnh báo bệnh Parkinson
Tự phát hiện các triệu chứng ở nhà
Mặc dù tự bản thân bạn không thể đánh giá các triệu chứng chính xác, bạn vẫn nên biết rõ các dấu hiệu bệnh Parkinson của bản thân để thông báo cho bác sỹ. Dựa vào các dấu hiệu bạn cung cấp, các bác sỹ có thể đề nghị bạn thực hiện khám sức khỏe để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này.
Một trong các dấu hiệu điển hình nhất là các cơn run tay chân. Nếu bạn để bàn tay ở trạng thái nghỉ ngơi mà vẫn bị run, rất có thể bạn đã mắc bệnh Parkinson. Khác với tình trạng run vô căn khác, các cơn run do bệnh Parkinson càng trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn nghỉ ngơi.
Bạn cũng nên chú ý tới dáng đứng của mình để trao đổi với bác sỹ. Hầu hết những người bệnh Parkinson thường có dáng đứng hơi chúi đầu về phía trước, đầu gối hơi khuỵu xuống và khuỷu tay cong.
Chú ý, các cơn run tay có thể cảnh báo bệnh Parkinson
Các bác sỹ sẽ quan tâm tới những dấu hiệu nào?
Trước khi đi khám, bạn nên biết một vài câu hỏi họ quan tâm về các triệu chứng bệnh. Chú ý tới những điều này sẽ giúp các bác sỹ chẩn đoán bệnh của bạn chính xác hơn:
- Bạn có dấu hiệu run tay chân cả khi đang nghỉ không?
- Bạn có bị cứng cơ bắp ở cổ hoặc các khớp tay/chân?
- Bạn có thể dễ dàng đứng lên khi đang ngồi không?
- Dáng đi của bạn có bình thường không? Bạn có vung tay đều khi đi bộ không?
- Khi vô tình bị đẩy nhẹ, bạn có thể nhanh chóng lấy lại thăng bằng không?
Hẹn khám với bác sỹ
Bạn vẫn cần gặp bác sỹ để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất
Tự phát hiện các triệu chứng chỉ giúp bạn chủ động nhận biết nguy cơ mắc bệnh, chẩn đoán cuối cùng vẫn là bác sỹ. Nếu bác sỹ cho rằng bạn có khả năng mắc bệnh Parkinson, họ sẽ yêu cầu bạn làm một vài xét nghiệm thêm để có thể loại trừ các nguyên nhân khác, giúp chẩn đoán bệnh chính xác.
Lưu ý bệnh Parkinson không phải một bệnh khá khó chẩn đoán, trừ khi bạn đang ở các giai đoạn đầu của bệnh. Hiện vẫn chưa có xét nghiệm nào giúp chẩn đoán Parkinson, tuy nhiên các bác sỹ có thể cho bạn làm các xét nghiệm khác để loại bỏ các bệnh có thể gây ra các triệu chứng tương tự (các tình trạng này bao gồm đột quỵ, bệnh tràn dịch não, run vô căn).
Kiểm tra kỹ hơn nếu cần thiết
Trong một vài trường hợp, bác sỹ có thể yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm hình ảnh như chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm, chụp cắt lớp (PET scan) để chẩn đoán bệnh Parkinson chính xác hơn.
Chụp cộng hưởng từ có thể giúp các bác sỹ phân biệt bệnh Parkinson và tình trạng liệt trên nhân tiến triển, bệnh teo đa hệ thống - các tình trạng có triệu chứng tương tự bệnh Parkinson.
Đo lường phản ứng của cơ thể với các loại thuốc điều trị
Nếu các triệu chứng của bạn đủ nghiêm trọng, các bác sỹ có thể cho bạn sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng. Nếu bạn thực sự bị Parkinson, cơ thể sẽ phản ứng tốt với các loại thuốc này.
Thông thường các bác sỹ sẽ kê Levodopa hoặc Premipexole để giúp tăng cường dopamine - chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát hành vi, nhận thức thường bị suy giảm ở người bệnh Parkinson.
Nếu đã được chẩn đoán bệnh Parkinson, bạn hãy tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sỹ và tái khám định kỳ. Mặc dù đây là bệnh không thể chữa khỏi được, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các triệu chứng và ngăn chặn sự tiến triển nặng lên của bệnh bằng cách sử dụng thuốc, áp dụng chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ. Nếu điều trị một cách tích cực và hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với Parkinson.
Vi Bùi H+ (Theo Wikihow)
Gợi ý thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định tính dẫn truyền thần kinh cho người bệnh Parkinson. Vương Lão Kiện còn giúp cung cấp tiền chất dinh dưỡng cho não bộ, giúp làm giảm run chân tay, phục hồi khả năng vận động và làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson.
Bình luận của bạn