Đâu là những nguyên nhân gây run tay phổ biến nhất?

Run tay có thể là triệu chứng bệnh, cũng có thể xảy ra mà không có nguyên nhân cụ thể

Những nguyên nhân gây run tay chân ở người cao tuổi

Bị run tay chân: Đừng bỏ qua cơ hội tư vấn trực tuyến với chuyên gia!

Run tay do tuổi già dùng Vương Lão Kiện có tốt không?

Bị run tay từ nhỏ, run khi tập trung là làm sao?

Trên thực tế, hầu hết mọi người đều bị run tay nhẹ (run sinh lý) và bạn có thể nhận thấy điều này khi giơ thẳng tay ra phía trước. Tuy nhiên, nếu cơn run tay của bạn nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày, hãy đi khám vì cơn run tay có thể cảnh báo một số tình trạng nghiêm trọng hơn.

Tình trạng run là gì?

Tình trạng run là một rối loạn vận động phổ biến, xảy ra do cơ bắp co thắt một cách không tự nguyện. Tình trạng run chủ yếu xảy ra ở bàn tay, nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng tới cánh tay, đầu, dây thanh, thân người và chân.

Tình trạng run có thể xảy ra theo từng đợt, cũng có thể gây run tay liên tục. Đôi khi chúng cảnh báo một căn bệnh tiềm ẩn, nhưng cũng có khi tình trạng run tay xảy ra một cách tự phát. Các cơn run tay có thể khiến bạn khó vẽ, viết, gây khó khăn khi cầm nắm và sử dụng đồ vật.

Trên thực tế, có tới hơn 20 loại run, nhưng chủ yếu có thể chia thành hai loại:

Run tay có thể ảnh hưởng tới các hoạt động như viết, cầm đồ vật

- Run khi nghỉ ngơi: Tình trạng run tay này xảy ra khi các cơ bắp đang ở trạng thái nghỉ ngơi.

- Run khi hoạt động: Đa số các cơn run thuộc dạng run khi hoạt động. Tình trạng này xảy ra do cơ bắp co lại khi bạn thực hiện các hoạt động tự nguyện.

Những nguyên nhân gây run tay thường gặp

Thông thường, các vấn đề ảnh hưởng đến não bộ thường là nguyên nhân gây ra tình trạng run tay. Có thể chia các cơn run tay thành ba nhóm: Run tay do các tình trạng thần kinh, rối loạn vận động hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Run tay do các tình trạng thần kinh:

Một số tình trạng thần kinh có thể gây run tay bao gồm:

- Bệnh đa xơ cứng: Nhiều người bị đa xơ cứng cũng bị run tay. Tình trạng này có thể xảy ra khi đa xơ cứng làm tổn thương tới hệ thống thần kinh trung ương kiểm soát chuyển động.

Đột quỵ có thể là nguyên nhân dẫn tới run tay

- Đột quỵ: Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi có cục máu đông chặn động mạch, ngăn máu lên não. Điều này có thể gây ra tổn thương lâu dài tới hệ thần kinh và dẫn đến tình trạng run tay.

- Chấn thương sọ não: Chấn thương não cũng có thể làm tổn thương các dây thần kinh đóng vai trò điều khiển vận động, từ đó gây run tay.

- Bệnh Parkinson: Có tới hơn 25% người bệnh Parkinson gặp phải tình trạng run khi hành động, cũng như thường xuyên có cơn run khi nghỉ ngơi ở một hoặc cả hai tay. Trên thực tế, các cơn run ở người bệnh Parkinson thường xuất hiện ở một bên cơ thể, sau đó lan sang bên còn lại. Cơn run tay có thể trở nên rõ rệt hơn khi người bệnh Parkinson thấy căng thẳng, có cảm xúc quá mạnh mẽ.

Run tay do các tình trạng rối loạn vận động:

- Run vô căn: Đây là một trong những rối loạn vận động phổ biến nhất. Dù nguyên nhân gây run vẫn chưa được làm rõ, các chuyên gia tin rằng yếu tố di truyền có thể gây ra khoảng 50% các cơn run vô căn.

Run vô căn thường ảnh hưởng tới cả hai bên cơ thể, nhưng tình trạng run tay sẽ rõ rệt hơn ở bên tay thuận. Cơn run có thể xảy ra khi bạn di chuyển hoặc đứng yên.

- Run do rối loạn trương lực cơ: Với người bị rối loạn trương lực cơ, não có thể gửi đi những tín hiệu thần kinh không chính xác, dẫn tới việc cơ bắp hoạt động quá mức. Điều này khiến người bệnh có các tư thế bất thường, thường xuyên có những cử động không mong muốn… Người trẻ tuổi, người trong độ tuổi trung niên thường có nguy cơ cao bị rối loạn trương lực cơ dẫn tới run tay.

Run tay do các vấn đề sức khỏe khác:

- Các bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn.

- Các bệnh thoái hóa di truyền.

- Nghiện rượu bia, đột ngột cai rượu bia.

- Ngộ độc thủy ngân.

- Cường giáp.

- Suy gan.

- Rối loạn lo âu, hoảng loạn.

- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc trị hen suyễn, thuốc corticosteroid hay thuốc điều trị rối loạn tâm thần, bệnh thần kinh…

- Tiêu thụ nhiều chất kích thích như caffeine.

Vi Bùi H+ (Theo Medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh