Bệnh dại ở người có thể gây tử vong
Bị mèo cắn có cần tiêm phòng dại?
Suy giảm trí nhớ sau tiêm vaccine phòng dại, uốn ván phải làm sao?
Bị chó cắn: Có phải tiêm phòng dại không?
Làm gì để tránh tử vong vì bệnh dại khi bị chó mèo cắn?
Bệnh dại chủ yếu xuất hiện ở những động vật máu nóng như chó, mèo. Những người mắc bệnh dại là do chó, mèo bị bệnh dại cắn hoặc cào. Nước dãi từ những con vật bị nhiễm bệnh sẽ truyền virus dại sang người thông qua vết cắn, vết cào hoặc những vết thương trầy xước ở trên da. Cho đến nay, y học hiện đại lẫn y học cổ truyền đều khẳng định bệnh dại khi lên cơn thì đều dẫn đến tử vong. Biểu hiện lâm sàng của bệnh dại ở người là sợ gió, sợ nước, co giật, liệt, mắt đỏ. Thời gian ủ bệnh thường là 10 - 120 ngày, tùy thuộc vào vị trí vết cắn và độc lực của virus dại. Biện pháp duy nhất và hiệu quả nhất để chữa trị những đối tượng bị động vật dại cắn hoặc tiếp xúc với virus dại hiện nay là tiêm vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt, không nên tự ý tìm cách chữa bệnh bằng các phương thuốc không rõ nguồn gốc, gây nguy hại đến tính mạng.
Theo BS. Châu Hoàng Sơn - Khoa Y tế công cộng Viện Pasteur TP.HCM, hiện nay có 2 loại vaccine phòng dại là: Vaccine Fuenzalida (Việt Nam sản xuất) với phác đồ tiêm 4 - 6 lần, tiêm trong da, mỗi lần tiêm cách nhau 2 ngày, liều người lớn 0,2ml, trẻ em 0,1 ml; Vaccine Verorab (nhập của Pháp) với phác đồ tiêm 5 lần, tiêm bắp cơ delta cánh tay mỗi lần 1ml chứa 2,5 UI hoạt tín, tiêm vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28.
Giá vaccine Fuenzalida khá rẻ, chỉ từ 12.000 - 15.000 đồng/mũi. Trong khi đó, vaccine Verorab của Pháp có giá thành khá cao: Tiêm bắp từ 140.000 - 150.000 đồng/mũi và tiêm trong da là 35.000 đồng/mũi.
Trước đây, tiêm vaccine phòng dại có thể đưa đến các biến chứng thần kinh, di chứng của những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Càng tiêm nhiều lần thì nguy cơ gặp tai biến càng cao, dẫn đến nguy cơ giảm trí nhớ càng rõ. Nhưng hiện tại, nhiều chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng dòng vaccine phòng dại Verorab của Pháp vì nó có độ an toàn cao hơn, không gây biến chứng thần kinh. Còn vaccine Fuenzalida có thể gây một số phản ứng phụ không nguy hiểm tại chỗ tiêm như: Ngứa, sưng tấy đỏ tại nơi tiêm kéo dài vài ngày sau đó sẽ hết.
Ngoài ra, ở Việt Nam còn sử dụng loại vaccine phòng dại mang tên Rabipur® (nhập từ Bỉ) có giá khoảng 160.000 đồng/lọ 1 ml. Có thể tiêm chủng Rabipur cho mọi lứa tuổi. Vaccine có chứa ít nhất 2,5 đơn vị kháng nguyên (AU)/ml. Nó chứa hoạt chất Virus dại bất hoạt (chủng Flury LEP) được sản xuất trên tế bào phôi gà tinh khiết. Liều duy nhất được khuyến nghị là 1ml (tiêm theo bảng khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới WHO). Rabipur phải được tiêm bắp vào cơ delta (cơ vai) hoặc vào vùng trước - bên đùi ở trẻ nhỏ. Không được tiêm vaccine vào mông và mạch máu.
Tiêm Rabipur có thể gây một số tác dụng phụ không nghiêm trọng như: Đau, đỏ, sưng hoặc cứng chỗ tiêm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân sau tiêm có thể bị: sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi, viêm khớp, rối loạn tiêu hóa. Có một số báo cáo về rối loạn thần kinh, viêm và mất myelin như liệt tăng dần lên trên hay viêm thần kinh thị (rất hiếm gặp).
Bình luận của bạn