Trẻ bị co giật do rối loạn tâm trí

Trẻ xem tivi nhiều có thể dẫn đến rối loạn tâm trí

Số người mắc bệnh rối loạn tâm thần gia tăng

Trên 400 triệu người bị rối loạn tâm thần

Nhận biết trẻ bị rối loạn tâm thần

Bệnh động kinh có thể chữa khỏi không?

Gia đình cho biết bé đột nhiên có biểu hiện co giật tay chân, qua 1 - 2 ngày cũng không thấy đỡ. Gia đình đã đưa đến khám ở bệnh viện gần nhà thì được chẩn đoán bị động kinh. Uống thuốc một tuần nhưng không khỏi, cậu được chuyển đến khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) với chẩn đoán bị động kinh kháng thuốc.

Phó Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng - khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhi trải qua các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết nhưng không phát hiện tổn thương ở não cũng như bệnh lý ở nơi khác. Trẻ chỉ đơn thuần bị rối loạn tâm trí, không phải bị động kinh. Nếu là co giật do bệnh lý động kinh hay sốt cao thì bệnh nhi phải co giật toàn thân, mất ý thức. Trường hợp này thì ngược lại, trẻ chỉ có cơn co ở tay hoặc chân. Nếu nhắc trẻ giữ nguyên chân tay thì đôi khi cơn co giật lại hết.

Khoa cũng từng tiếp nhận một bé gái 8 tuổi ở Ninh Bình, đang nằm chơi bé bỗng ngồi bật dậy, hai tay gồng lên, la hét, nôn; Nhiều lúc giật miệng, méo miệng, cắn lưỡi. Các kết quả xét nghiệm cho thấy các chỉ số lúc bình thường, lúc lại rối loạn. Nguyên nhân chỉ vì trẻ bị ám ảnh sau một lần xem phim kinh dị.

Ngoài biểu hiện co giật, trẻ bị rối loạn tâm trí có thể có biểu hiện đau ngực, nhịp tim nhanh, như trường hợp bé gái 15 tuổi ở Ninh Bình. Trẻ được gia đình đưa đến khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khám vì bị đau ngực, nhịp tim nhanh 120 (bình thường chỉ 70 - 80). Khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm, điện tâm đồ đều không phát hiện một bệnh lý nào. Đến khi hỏi cặn kẽ hoàn cảnh thì xác định trẻ bị áp lực quá lớn - là học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh đang chuẩn bị cho kỳ thi hùng biện.

Theo bác sỹ, rối loạn tâm trí ở trẻ có thể gây một số biểu hiện đặc biệt như co giật khiến trẻ dễ bị chẩn đoán nhầm là động kinh. Nhiều nơi tưởng trẻ bị động kinh cho uống thuốc động kinh, bệnh không đỡ thậm chí nặng lên. Có trẻ chuyển xuống đã uống 2 - 3 loại thuốc khác nhau.

Khi khai thác kỹ tiền sử bệnh, bác sỹ nhận thấy biểu hiện co giật này của trẻ thường có tác động từ môi trường sống như sức ép học hành quá căng thẳng; Chơi điện tử, xem tivi nhiều; Xem phim kinh dị; Mâu thuẫn gia đình... Ban đầu trẻ có thể bị biểu hiện hoa mắt chóng mặt, đau đầu, có động tác bất thường kiểu co giật; Một số lại hồi hộp, nhịp tim nhanh, đau bụng... Bé nếu dành thời gian ngồi chơi các thiết bị điện tử quá lâu, tiếp xúc với thế giới ảo quá nhiều; Khi ra thực tế tiếp xúc với con người thực tế, bạn, thầy trò, người lạ gặp khó khăn cũng có thể sinh ra động tác bất thường như trên.

Vì thế, theo Phó Giáo sư Dũng với những trẻ gặp rối loạn tâm trí này, gia đình cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con có biểu hiện như thế. Ví dụ nếu nguyên nhân ngồi máy tính, chơi điện tử nhiều… thì cha mẹ nên giới hạn trẻ chỉ ngồi 1 - 2 tiếng sau đó phải đứng lên. Có thể đặt đồng hồ tính giờ để hết thời gian trẻ tự động có phản xạ thay đổi. Nếu do áp lực học tập thì cha mẹ chú ý đến vấn đề tâm lý của trẻ, không tạo áp lực lớn cho trẻ trong thi cử…

Cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc quá sớm với đồ công nghệ như máy tính, iPad... Nếu cho trẻ tiếp xúc quá sớm với thế giới ảo hay trò công nghệ, thay vì động tác thật, trẻ lại làm động tác giả. Việc này cực kỳ nguy hiểm, trẻ dễ lầm tưởng thế giới ảo với cuộc sống thật, ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định hoặc suy nghĩ của mình.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh