Phòng cảm lạnh cho bé trong mùa Hè

Mùa nắng nóng cần lưu ý phòng cảm lạnh cho bé

Cảm lạnh - Chuyện xưa mà không cũ

Món ăn giúp bé yêu “tống cổ” nhanh cảm lạnh

Mẹo phối đồ Đông giúp bé không bị lạnh

Trị cảm lạnh và ho hiệu quả bằng 5 loại gia vị tự nhiên

Mùa hè, bố mẹ lơ là khiến con cảm lạnh

Để phòng ngừa cảm lạnh, cha mẹ cần chú ý những điều sau:

Cho bé hít thở không khí ngoài trời, hoạt động nhiều để tăng sức đề kháng

Bạn nên cho bé ra ngoài trời để hít thở không khí trong lành, đặc biệt là vào buổi sáng sớm với nắng nhẹ (giúp bé hấp thụ vitamin D) hoặc buổi chiều ít gió. Cho con hoạt động ngoài trời sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng.

Song, mẹ nên hạn chế đưa con đến những nơi tập trung đông người để tránh lây phải bệnh truyền nhiễm.

Niêm mạc mũi của bé rất nhạy cảm nên virus rất dễ xâm nhập...

Duy trì độ ẩm và chú ý thông gió

Ở trẻ nhỏ, niêm mạc mũi rất nhạy cảm, các loại virus rất dễ xâm nhập vào cơ thể. Do đó, mẹ nên lưu ý duy trì độ ẩm trong nhà khoảng 60%.

Không khí bẩn (do sử dụng điều hòa thường xuyên) cũng có thể kích thích niêm mạc, do đó, sau mỗi 3 giờ, mẹ nên mở các cửa sổ để không khí lưu thông. Với những ngày thời tiết đẹp, nên mở cửa sổ để không khí trong nhà được lưu thông sẽ rất tốt cho sức khỏe bé.

Không nên sử dụng quạt hơi nước, quạt phun sương hoặc sử dụng điều hòa mà vẫn để một chậu nước trong phòng vì hơi nước có thể thu hút các loại vi trùng gây bệnh.

Chú ý đến nhiệt độ cơ thể bé

Mẹ cần chú ý kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé. Nếu bé lạnh, mẹ chạm tay mình vào cơ thể sẽ thấy lạnh toát, nhất là phần lưng và ngực. Khi đó, cần nhanh chóng làm ấm cơ thể bé bằng cách tăng nhiệt độ phòng, mặc thêm áo hoặc bôi dầu khuynh diệp lên người bé.

Không mặc cho bé quần áo dày quá hoặc mỏng quá. Nếu cho bé mặc quần áo quá dày, bé dễ bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ, rất dễ bị cảm lạnh.

Khi vừa đi trời nắng nóng vào phòng, không nên bật ngay điều hòa để bé không bị nhiễm lạnh đột ngột. Nên tắt điều hòa 15 – 20 phút trước khi cho bé ra khỏi phòng. Nên để tốc độ quạt nhỏ và tản hướng, không để quạt, luồng gió máy lạnh thổi thẳng vào mặt, mũi của trẻ. Khuya hoặc gần sáng, cần đắp khăn mỏng lên bụng hoặc tắt quạt cho bé.

Mẹ nên chú ý kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé

Khi cho bé đi ô tô đường dài có điều hòa, mẹ cần chú ý không bật nút điều hòa ở chỗ ngồi lạnh luôn mà cần bật lạnh vừa phải, khi xe chạy được một lúc bắt đầu tăng nhiệt độ, trước khi xuống xe nên giảm nhiệt độ để tránh chênh lệch nhiệt độ trong xe và ngoài trời quá lớn.

Không cho bé tắm ngay khi đang mồ hôi nhiều hoặc vận động xong vì nếu thay đổi thân nhiệt rất dễ khiến bé bị cảm lạnh. Tắm cho bé dưới 5 tuổi nên dùng nước ấm, không tắm nước lạnh, đặc biệt là vào buổi tối. Khi cho bé đi bơi, chỉ nên cho bé ngâm mình dưới nước 30 phút – 1 tiếng.

Giữ vệ sinh

Cha mẹ nên lau dọn sạch sẽ nhà cửa, những vật dụng mà bé thường xuyên đụng tới để phòng ngừa vi khuẩn. Không khí bẩn có thể kích thích niêm mạc bé, làm tăng nguy cơ cảm lạnh. Nên cho bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng ngừa bệnh tật.

Rửa tay bằng xà phòng giúp bé tránh xa cảm lạnh

Bổ sung dinh dưỡng

Mẹ nên cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C, sữa chua, không cho bé uống nước đá, ăn thực phẩm lạnh để bảo vệ cổ họng. Buổi sáng nên cho bé uống nước mật ong chanh, súc miệng bằng nước muối loãng để phòng ngừa đau họng. Nên cho bé uống đủ nước, tránh tình trạng mất nước trong mùa lạnh dễ khiến cơ thể bé mệt mỏi hơn.

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ