Quên trước, quên sau: Bệnh thời đại?

Sa sút trí nhớ giờ không còn là... nỗi lo!

Thay đổi lối sống phòng mất trí nhớ tuổi trung niên

Điều trị nhồi máu cơ tim bằng cách nào?

Suy giảm trí nhớ vì hay lo lắng

Bạn cảm thấy khó khăn để nhớ lại những chi tiết trong vài sự kiện diễn ra vào thời gian gần đây. Bạn rơi vào tình trạng không nắm được nội dung khi theo dõi bộ phim, khi đọc cuốn sách.

Bỗng nhiên bạn quên số điện thoại vẫn thường gọi, quên thanh toán hóa đơn chi phí sinh hoạt trong nhà, đôi khi quên cả việc tắt bếp gas và khóa cửa nhà khi ra ngoài, hoặc khá lâu mới nhớ lại vị trí của một vật mà bạn mới để đâu đó.

Cũng không ít lần bạn bỏ quên chìa khóa xe hoặc điện thoại di động tại sở làm.

Nhiều lần, bạn bước vào phòng làm việc nhưng không nhớ được mình sẽ bắt đầu công việc gì cho hôm nay...

Đó là một số tình huống của việc trí nhớ bị suy giảm. Làm sao để giúp tăng cường trí nhớ?

Tập trung: Vừa nghe điện thoại vừa trả lời e-mail, tức một lúc làm mấy việc có khuynh hướng hạn chế khả năng nhớ. Làm nhiều việc trong một lần chất lượng công việc sẽ giảm do không thể chú ý một cách thích đáng. Vì thế, bạn cần tập trung sự chú ý đến vấn đề bạn cần nhớ nhất.

Tin vào trí nhớ: Hãy tin vào những điều tích cực cũng như tin vào trí nhớ để giảm thiểu lo lắng khi nghĩ rằng mình là người quên trước quên sau. Bạn cần tuân thủ liều lượng khi sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, chống lo âu, chống co thắt, thuốc ngủ, thuốc giảm đau, thuốc an thần... vì chúng có khả năng ảnh hưởng đến trí nhớ. Suy giảm trí nhớ vì thuốc có thể cải thiện khi ngừng sử dụng thuốc.

Thư giãn: Thiền định giúp giảm căng thẳng tinh thần, nguyên nhân gây tổn thương tế bào não và tăng khả năng lưu trữ thông tin lâu dài, tăng cường trí nhớ. Duy trì những hình thức tập luyện khác như thể dục nhịp điệu, đi bộ... làm máu lưu thông lên não tốt hơn, cũng là cách thư giãn thần kinh.

Chế độ ăn uống: Ưu tiên thực phẩm có acid béo không bão hòa như dầu thực vật, các loại mỡ cá... Tăng cường khoáng chất và nguyên tố vi lượng từ thực phẩm chứa chất sắt, magne. Các vitamin nhóm B như B12, B1 có trong gạo nguyên cám, đậu xanh, đậu phộng, pho mát,... Bánh mì, khoai tây, đường mía nâu, mì sợi... chứa glucid. Thực phẩm nhiều protein gồm thịt gà nạc, thịt bò, đậu tương, đậu đỏ...

Cá hồi, cá mòi và cá ngừ chứa nhiều acid béo omega - 3, nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe trí não. Theo nghiên cứu, có khoảng 40% acid béo trong màng não là DHA, một trong những acid béo chính có trong dầu cá. Nó cần thiết cho việc truyền các tín hiệu giữa các tế bào não. Những người tiêu thụ cá chứa loại acid béo này 3 lần/tuần và có lượng DHA cao trong máu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khoảng 39%.

Rau lá xanh và các rau họ cải chứa nhiều chất kháng oxy hóa như vitamin C và các hợp chất thực vật là carotenoids, đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ não. Nghiên cứu trên 13.000 phụ nữ cho thấy những người tiêu thụ các loại rau quả này giảm nguy cơ mất trí nhớ do tuổi tác từ một đến hai năm.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển và Đan Mạch, uống cà phê giúp giảm nguy cơ gây mất trí nhớ ở phụ nữ và đàn ông tuổi trung niên. Nếu uống từ 3 đến 5 tách cà phê/ngày sẽ giảm khoảng 65% bệnh mất trí nhớ so với những người chỉ uống 2 tách cà phê hoặc ít hơn. Cà phê có liên quan đến việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II, trong khi bệnh tiểu đường lại có liên quan nhiều đến chứng mất trí nhớ. Lý giải điều này là có thể trong cà phê có chứa thành phần kháng oxy hóa giúp giảm thiểu những nguyên nhân gây mất trí nhớ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già