Hàng tuần nên tiếp xúc với không gian xanh nơi đô thị để giảm stress
Chữa lành cho “cây cao bóng cả”
Hàn gắn những sang chấn liên thế hệ
“Chữa lành” - Hiểu đúng để tránh lạm dụng
Giới trẻ đang loay hoay “chữa lành”
Quy tắc 20-5-3 để tìm về thiên nhiên
Quy tắc 20-5-3 được phát triển bởi nhà khoa học thần kinh Rachel Hopman-Droste – Đại học Northeastern (Mỹ). Với kinh nghiệm nghiên cứu về tác động của môi trường sống tới não bộ, chuyên gia này tìm ra công thức lý tưởng về thời gian hoạt động ngoài trời giúp đem lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
Quy tắc 20-5-3 cụ thể như sau:
- Dành 20 phút mỗi ngày, tối thiểu 3 ngày/tuần gần gũi với không gian xanh, ví dụ như đi bộ trong vườn hoa, công viên gần nhà.
- Dành 5 tiếng mỗi tháng trong những không gian như công viên, khu bảo tồn.
- Dành 3 ngày mỗi năm đến nơi rừng núi, thiên nhiên hoang sơ để cắm trại, leo núi.
Theo bà Florence Williams – diễn giả, tác giả cuốn sách Nature Fix (tựa Việt: Tinh thần sống xanh), khi gặp stress quá độ hoặc sang chấn tâm lý, bạn nên dành nhiều thời gian ở những môi trường thiên nhiên. Tuy đi bộ trong công viên có thể đem lại nhiều lợi ích, để đạt được kết quả tốt nhất bạn còn cần tiếp xúc sâu với thiên nhiên hoang sơ. Ngay ở những không gian xanh trong đô thị, bạn vẫn không thoát khỏi các thiết bị điện tử và âm thanh xe cộ.
Nghiên cứu cho thấy, nồng độ hormone căng thẳng có xu hướng giảm sau 20 phút đi bộ, nhưng sẽ tăng trở lại chỉ vài giờ trong môi trường đô thị. Trong khi đó, những trải nghiệm ở vùng hoang dã kéo dài nhiều ngày có thể mang lại lợi ích sức khỏe kéo dài tới một tháng.
Lợi ích khi dành thời gian ở môi trường tự nhiên khác nhau
Khi nói đến thiên nhiên, mỗi không gian mang lại những lợi ích riêng. 20 phút hoạt động ngoài trời tại không gian xanh đô thị là một dạng "vitamin sức khỏe tâm thần". Kết nối với thiên nhiên thường xuyên giúp đầu óc thanh tỉnh, giảm căng thẳng. Con người trong xã hội hiện đại luôn phải cân bằng giữa công việc, gia đình và dành nhiều thời gian nhìn vào màn hình. Chỉ cần 20 phút ở ngoài trời cũng cải thiện khả năng tập trung, giảm stress và hỗ trợ chức năng nhận thức tốt hơn.
Hàng tháng, đi thăm công viên, vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên cho phép chúng ta giải phóng bản thân khỏi những căng thẳng của cuộc sống đô thị. Những chuyến đi dài còn hỗ trợ tăng cường chức năng miễn dịch và giúp giảm hiện tượng viêm. Hoạt động này có thể tạo ra sự thay đổi lớn với những người bị căng thẳng kéo dài hoặc gặp hội chứng kiệt sức trong công việc (burn out).
Để đạt được lợi ích tốt nhất về sức khỏe tâm thần, các chuyên gia khuyên bạn dành 3 ngày mỗi năm đắm mình vào thiên nhiên, hoàn toàn ngắt kết nối với công việc và công nghệ. Nghiên cứu cho thấy rằng các chuyến cắm trại cho phép người tham gia hòa mình vào thiên nhiên trong vài ngày giúp cải thiện sức khỏe tâm thần.
Việc dành thời gian ở thiên nhiên không nhất thiết phải là đi bộ đường dài hay cắm trại trong rừng. Người dân miền biển có thể đi bộ trên bờ cát, thu thập vỏ sò trong khi âm thanh của sóng biển đưa tâm trí vào trạng thái thiền định.
Ngay khi không tuân thủ được quy tắc 20-5-3, bất kỳ thời gian nào dành cho hoạt động ngoài trời cũng tạo ra sự khác biệt về sức khỏe tinh thần. Người bận rộn có thể giải lao ngoài trời, ăn trưa tại công viên… để kiểm soát stress và cải thiện tâm trạng.
Bình luận của bạn