Bạn có đang bị kiệt sức trong công việc?

Job burnout là một tình trạng căng thẳng đặc biệt liên quan đến công việc

Vì sao cần ban hành Quy chế đạo đức quảng cáo thực phẩm chức năng?

Podcast: Nguy cơ nhiễm sán lá gan từ thói quen ăn rau sống

“Cách ăn mặc không phải là cái cớ để bào chữa cho hành vi xâm hại tình dục”

5 thói quen giúp bạn khỏe cả thể chất lẫn tinh thần

Kiệt sức trong công việc - Job burnout, là phản ứng của cơ thể trước những căng thẳng liên tục diễn ra tại nơi làm việc khiến bạn cảm thấy kiệt quệ về mặt cảm xúc, tinh thần và thể chất. Dù nguyên nhân là gì, job burn-out có tác động tiêu cực đối với sức khỏe tổng thể và ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Nhận biết dấu hiệu kiệt sức trong công việc

Bạn có thể đang bị kiệt sức trong công việc nếu đang có một vài biểu hiện sau đây:

- Hoài nghi về ý nghĩa và giá trị của công việc đang làm.

- "Lê lết" đi làm hàng ngày và cảm thấy cạn kiệt năng lượng khi bắt đầu làm việc cũng như trong suốt quá trình thực hiện công việc.

- Cảm thấy bị tách rời khỏi công việc, môi trường làm việc và những người làm việc cùng.

- Thiếu kiên nhẫn hoặc mất kết nối với cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng.

- Khó tập trung để hoàn thành tốt công việc.

- Cảm thấy không hài lòng với những gì mình đã làm được.

- Giảm hiệu suất làm việc, chất lượng công việc sa sút.

- Cảm thấy chán nản, mất hứng thú với công việc.

- Hoài nghi về năng lực của bản thân.

- Sử dụng rượu hoặc chất kích thích để cảm thấy dễ chịu hơn.

- Thói quen ngủ, ăn uống và sinh hoạt bị ảnh hưởng; chất lượng giấc ngủ suy giảm.

- Bị đau đầu, gặp các vấn đề về dạ dày, ruột hay các triệu chứng bệnh lý khác mà không rõ nguyên nhân.

Những triệu chứng của work burn-out - kiệt sức trong công việc có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm - Ảnh: Thalia Plata/The Brink

Những triệu chứng của "work burn-out" - kiệt sức trong công việc có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm - Ảnh: Thalia Plata/The Brink

Nguyên nhân có thể dẫn đến kiệt sức trong công việc

Theo Mayo Clinic, có nhiều nguyên nhân dẫn đến kiệt sức trong công việc, như:

- Khối lượng công việc "khổng lồ" đi kèm với áp lực lớn khiến bạn thường xuyên bận rộn quá mức. Điều này khiến bạn cần mất rất nhiều năng lượng để tập trung, gây mệt mỏi và căng thẳng, kiệt sức.

- Xung đột với cấp trên hoặc đồng nghiệp: Những tranh cãi với đồng nghiệp ở văn phòng hay việc sếp quá tham gia vào công việc của bạn có thể làm tăng thêm mức độ căng thẳng trong công việc.

- Cảm thấy cô đơn trong công việc do thiếu sự hỗ trợ từ những người xung quanh.

- Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Có thể công việc chiếm quá nhiều thời gian và sức lực đến mức bạn không còn tâm trí và sự quan tâm dành cho gia đình và bạn bè. Sự thiếu cân bằng này là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến burn-out.

Nếu tình trạng kiệt sức trong công việc không được phát hiện và giải quyết triệt để, nó có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Kết quả là, bạn có thể bị mất ngủ, trải qua những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, tức giận, cáu kỉnh hoặc thờ ơ. Thậm chí bắt đầu nghĩ đến việc lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích. Hậu quả là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về sức khỏe nguy hiểm như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, thậm chí cả trầm cảm,...

Giải quyết tình trạng kiệt sức trong công việc

Cũng theo Mayo Clinic, có nhiều cách kiểm soát căng thẳng nhằm ngăn ngừa tình trạng job burnout

Đầu tiên, bạn có thể chọn cách nói chuyện thẳng thắn với cấp trên hay đồng nghiệp về mối bận tâm, lo lắng của mình nhằm giải tỏa, cố gắng tạo ra những thay đổi tích cực và giải quyết vấn đề đang khúc mắc. Điều này có thể mang lại hy vọng rằng cả hai bên sẽ thấu hiểu và làm việc cùng nhau một cách hiệu quả hơn. Trong trường hợp mọi thứ ở nơi làm việc không có khả năng thay đổi, vậy bạn có thể cân nhắc tìm kiếm một lựa chọn công việc khác phù hợp hơn với mình.

Chia sẻ, tương tác hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía đồng nghiệp, bạn bè hoặc người thân có thể giúp bạn đối phó với tình trạng kiệt sức trong công việc (work burn-out) không mấy dễ chịu

Chia sẻ, tương tác hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía đồng nghiệp, bạn bè hoặc người thân có thể giúp bạn đối phó với tình trạng kiệt sức trong công việc (work burn-out) không mấy dễ chịu

Thứ đến, đừng ngại thử các hoạt động giúp thư giãn, ví dụ như yoga, thiền hoặc thái cực quyền. Một hành động đơn giản như hít thở sâu vài lần trong ngày cũng có thể hỗ trợ giảm căng thẳng hiệu quả. Tương tự vậy, vận động thể chất thường xuyên có khả năng kiểm soát căng thẳng tối ưu, lấy lại sự tập trung trong công việc.

Đặc biệt, hãy chú ý và quan tâm đến giấc ngủ của bạn vì một giấc ngủ sâu và chất lượng có tác dụng phục hồi và bảo vệ sức khỏe, cải thiện tinh thần đáng kể. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử thực hành chánh niệm. Chánh niệm là tập trung, chú ý và nhận thức được những gì đang diễn ra bên trong và xung quanh bạn ở ngay thời điểm hiện tại mà không phán xét, đánh giá hay bị phân tâm bởi các suy nghĩ, cảm xúc khác. Đây là cách có thể đem lại cảm giác thư thái, tĩnh tại trong tâm, từ đó giúp bạn bình tĩnh giải quyết những vấn đề khó khăn đang xảy ra trong công việc.

 
Trang Hương (Theo Mayo Clinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp