Các bệnh nhiễm trùng ở răng miệng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây viêm xoang (Ảnh: Nguồn Internet)
Tại sao phải cạo vôi răng?
Nướu răng và cảnh báo quan trọng về sức khỏe
Chăm sóc trẻ bị viêm nướu răng
Bệnh nướu răng liên quan viêm khớp
Hiện nay các bệnh về răng ngày một gia tăng, phổ biến nhất là sâu răng, viêm lợi, viêm nướu hoặc nhiễm trùng nha chu với nguyên nhân sâu xa do răng bị sâu, gãy, nhiễm trùng... Khi răng không được khỏe sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
Khi răng bị đau, việc nhai và nghiền thức ăn sẽ bị hạn chế, vì vậy bộ phận tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Lực nhai giảm khiến thức ăn không được nghiền nhỏ như bình thường, từ đó hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Việc nuốt chửng cũng có thể gây đau dạ dày. Điều này lý giải vì sao những người răng hỏng dễ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa. Mặt khác, đau răng còn có thể gây ra tình trạng chán ăn, sụt cân, thiếu chất dinh dưỡng nếu kéo dài.
Đau đầu dữ dội
Theo Bác sỹ Đỗ Mạnh Cường - Bác sỹ chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt, Phòng khám Đa khoa Dr. Binh Teleclinic, đau đầu là triệu chứng thường thấy khi bị sâu răng. Thông thường nếu răng chỉ mới bị sâu ở phần men và ngà, chưa sâu thủng vào tuỷ thì ít gây đau. Nhưng khi bị viêm tủy sẽ có cảm giác đau đầu dữ dội. Nguyên nhân là răng sâu ảnh hưởng đến dây thần kinh số VII và V. Do vậy khi bị đau, bạn nên gặp bác sỹ nha khoa để xem răng sâu đã chạm tuỷ chưa và điều trị ngay. Khi răng được điều trị, cơn đau đầu cũng chấm dứt.
Nguy cơ liệt mặt, méo mồm
BS Cường cho biết răng liên quan đến dây thần kinh số 3, ảnh hưởng đến hai hàm và mắt. Dây thần kinh số VII chạy phía trong hàm trên nếu bị ảnh hưởng, có thể gây liệt mặt hoặc méo mồm. Điều này không phổ biến tuy nhiên vẫn có thể xảy ra khi nhổ răng số 8.
Gây đau tim
Nhiễm trùng nha chu (nướu hay bị viêm đỏ, chảy máu khi đánh răng…) được xem là một trong những tác nhân gây suy yếu hệ tim mạch, tăng nguy cơ tai biến mạch máu, đột quỵ, suy tim. Bệnh lý này do vi khuẩn trong túi nha chu xâm nhập vào đường tuần hoàn máu, trực tiếp tác động lên tim và mạch máu. Thêm vào đó, vi khuẩn nha chu và độc tố của chúng gián tiếp tác động lên gan làm sản sinh những chất có hại cho hệ thống tim mạch.
Nhiễm trùng nha chu là một trong những tác nhân gây suy yếu hệ tim mạch và đau tim (Ảnh: Nguồn Internet)
Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Vi khuẩn cũng theo đường tuần hoàn máu đến các tế bào và gây nên hiện tượng kháng insulin, khiến tuyến tụy phải cố gắng tăng tiết insulin. Nếu tình trạng này kéo dài, tuyến tụy sẽ suy nhược dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Viêm xoang
Các bệnh nhiễm trùng ở răng miệng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây viêm xoang, viêm mũi. Do chân răng (của răng hàm trên) nằm sát xoang hàm, nên khi vùng bị sâu lan rộng sẽ làm tổn thương xoang, gây nên những cơn đau nhức dữ dội. Khi đó, nếu ở giai đoạn sớm, bạn chỉ cần điều trị sâu răng, đồng thời bệnh xoang sẽ tự khỏi. Nếu muộn, bạn không chỉ phải nhổ bỏ răng mà xoang đã viêm nhiễm nặng nề. Khi đó, người bệnh cần điều trị thêm cả xoang.
Theo một nghiên cứu khoa học, nhiễm trùng nha chu khi đang mang thai còn có khả năng gây nên sự giãn nở và co thắt tử cung dẫn đến sinh non.
Nhiễm trùng nha chu khi đang mang thai có khả năng gây sinh non (Ảnh: Nguồn Internet)Stress
Nếu bạn căng thẳng, lo âu hay trầm cảm, bạn có thể có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Những người bị stress sản sinh lượng lớn hormone cortisol - tàn phá răng nướu và cơ thể. Stress cũng dẫn tới việc lười chăm sóc răng miệng. Hơn 50% những người không đánh răng hay dùng chỉ nha khoa thường xuyên khi bị căng thẳng.
Loãng xương
Vi khuẩn từ bệnh nha chu - bệnh về lợi (nướu) nghiêm trọng, có thể cũng gây gãy xương hàm. Một trong những loại thuốc chữa bệnh nha chu, bisphosphonates, có thể tăng nhẹ nguy cơ mắc một bệnh hiếm gọi là hoại tử - gây phá hủy xương hàm. Hãy hỏi ý kiến nha sỹ nếu bạn phải dùng thuốc bisphosphonates.
Chăm sóc răng, nướu thường xuyên
Cần phải giữ lợi khỏe mạnh để răng không bị ảnh hưởng, lợi khỏe mạnh trông chắc chắn và có màu hồng, không đỏ hay bị sưng. Để giữ lợi khỏe, cần thực hành tốt vệ sinh răng miệng. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày, đi khám nha sỹ thường xuyên và tránh hút thuốc.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp
Bình luận của bạn