Rau tươi tồn dư hóa chất cao nhất trong các loại nông sản
"Thịt bẩn" tại TP.HCM không giảm
WHO báo động tồn dư kháng sinh trong thực phẩm tại Việt Nam
"Gà dai" Hàn Quốc: Hàng loại thải tồn dư kháng sinh?
Bệnh suy thận: Điều trị bảo tồn đúng cách
Để kiểm soát vấn đề này, cần phải xây dựng một chương trình tiêu chuẩn dựa trên tiêu chuẩn GAP và xây dựng bộ công cụ để áp dụng mà không cần phải chứng nhận của bên thứ ba giúp giảm chi phí cho người nông dân để có thể áp dụng rộng rãi.
Tuy nhiên chi phí để được cấp chứng nhận GAP rất cao, thủ tục hành chính phức tạp và chỉ phù hợp với sản xuất quy mô lớn. Trong khi đó, 80% nông hộ ở Việt Nam có quy mô sản xuất nhỏ, không đủ kinh phí để được cấp chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (GAP) với chi phí cao. Không có nhiều sản phẩm được chứng nhận, sự nhập nhèm giữa thực phẩm chất lượng và kém chất lượng khiến người dân khó tìm được nguồn thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Do đó, việc kiểm soát tình trạng rau tồn đư hóa chất thực vật hiện vẫn còn nhiều hạn chế.
Hội thảo Dinh dưỡng, Chất lượng thực phẩm với sức khỏe cộng đồng
Tình trạng thực phẩm chất lượng kém ngày càng nhiều do việc trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản chế biến nông sản thực phẩm không đúng quy cách, nhất là việc lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất độc hại không được phép sử dụng... Sự mất dần một số cây trồng vật nuôi truyền thống do năng suất thấp nhưng sản phẩm của chúng lại có thành phần dinh dưỡng cân đối và hàm lượng cao các chất dinh dưỡng cùng với sự xuất hiện nhiều giống nhập nội có năng suất cao nhưng chất lượng kém. Điều này cũng góp phần làm giảm chất lượng thực phẩm.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa được các chuyên gia nhấn mạnh, đó là sự hạn chế hiểu biết của người dân về kiến thức dinh dưỡng, chất lượng thực phẩm, nhất là những người sống ở các vùng sâu, vùng xa, cùng với đời sống kinh tế thấp kém do chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lũ... đã làm gia tăng các loại bệnh tật, nhất là các biểu hiện lâm sàng về các bệnh suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
1. theo số liệu của giám sát dinh dưỡng trong nhiều năm gần đây, tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi, thể nhẹ cân là 14,5%, thể thấp còi : 24,9%, thể gầy còm : 6,8% và thừa cân béo phì : 4,8%. Các nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng SDD của trẻ được cải thiện một cách chậm chạp, trong đó dinh dưỡng không hợp lý và chất lượng thực phẩm kém giữ vai trò then chốt.
Bình luận của bạn