- Chuyên đề:
- Mẹo vặt hay
Nên chọn mua thớt gỗ hay thớt nhựa?
Mẹo sử dụng chanh để vệ sinh, khử mùi trong căn bếp
Nồi, chảo gang tráng men đẹp nhưng...
Chuyên gia tiết lộ cách giảm cân an toàn nhờ... thiết kế căn bếp
Bảo vệ Trái đất ngay từ phòng khách và căn bếp của bạn! (P1)
Tìm hiểu ngay những ưu và nhược điểm của các loại thớt hiện có trên thị trường:
1. Thớt bằng nhựa
Nhiều người cho rằng nhựa là vật liệu làm thớt hợp vệ sinh nhất. Không giống như thớt gỗ hay tre, thớt nhựa có thể được sử dụng an toàn trong máy rửa bát đĩa.
Tuy nhiên, một nghiên cứu từ các nhà khoa học thuộc Đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện ra rằng có nhiều vi khuẩn trên bề mặt nhựa đã qua sử dụng hơn là trên bề mặt gỗ đã qua sử dụng. Thực tế, các vết cứa, băm hay chặt trên bề mặt thớt nhựa chính là nơi trú ẩn ưa thích của vi khuẩn, dù bạn có rửa sạch hay khử trùng đi thế nào đi nữa cũng không thể làm sạch được hoàn toàn. Đặc biệt, mùi thực phẩm có thể ám lên bề mặt thớt trong thời gian rất lâu, kể cả khi bạn đã rửa sạch thớt.
Đó là lý do vì sao bạn không nên dùng thớt nhựa và nên loại bỏ đồ nhựa ra khỏi căn bếp của mình.
2. Thớt bằng tre
Tre là lựa chọn của nhiều người có ý thức bảo vệ môi trường. Đây là một chất liệu cứng và là một nguồn tài nguyên tái tạo bền vững, không gây ô nhiễm môi trường.
Thớt bằng tre có nhiều ưu điểm như ít hấp thụ nước hơn thớt bằng gỗ, không bám dính, khó nứt vỡ, dễ vệ sinh và ít khi để lại vết dao. Vì vậy, thớt tre được cho là khá an toàn và ít khi chứa vi khuẩn trên bề mặt thớt sau khi sử dụng.
Tuy nhiên, vì bề mặt thớt tre rất cứng nên thao tác dao trên đó sẽ không được trơn tru. Thớt bằng tre chỉ phù hợp cho những thao tác băm, cắt nhẹ nhàng như thái rau, cắt trái cây. Nó không phù hợp cho những công việc nặng hơn như băm thịt, chặt xương...
3. Thớt bằng gỗ
Gỗ là một nguồn tài nguyên có thể tái tạo, mặc dù gần như không dễ tái tạo như tre. Trên thực tế, nhiều loại thớt gỗ được làm từ gỗ phế thải hoặc gỗ ép.
Thớt bằng gỗ là dụng cụ khá thông dụng, hiện hữu gần như trong mọi căn bếp. Bạn có thể băm, chặt hay thái thực phẩm thoải mái trên bề mặt thớt gỗ. Tuy nhiên, thớt gỗ thường dễ bị cong, vênh, nứt, mốc và tạo mùn trên bề mặt nên việc bảo quản cũng khó hơn. Bạn không thể dùng thớt gỗ trong máy rửa bát đĩa.
4. Thớt thủy tinh
Dù có mẫu mã đẹp, dễ vệ sinh và ít khi bị mốc, thớt thủy tinh vẫn không được sử dụng rộng rãi. Bởi lẽ, chúng rất khó bảo quản, dễ bị nứt vỡ khi rơi hay va đập nhẹ.
Hơn nữa, sử dụng dao trên bề mặt thủy tinh có thể giảm tuổi thọ của dao, gây ra âm thanh khó chịu và giảm hứng thú nấu ăn.
5. Thớt bằng đá
Có cùng ưu điểm như thớt thủy tinh, thớt bằng đá được làm từ chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường, dễ vệ sinh, ít khi bị nấm mốc. Tuy nhiên, thớt đá rất nặng, không linh động khi sử dụng, bề mặt quá cứng và có thể làm hỏng dao.
Bình luận của bạn