Phụ huynh biết gì về chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ?

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng lớn sức khỏe và nhận thức của trẻ

Giấc ngủ của người mới bước sang tuổi già

Muốn ngủ ngon – Dễ thôi!

Những thực phẩm cho giấc ngủ ngon

Những thực phẩm cho giấc ngủ ngon

7 cách để có giấc ngủ ngon tuổi mãn kinh

Nhận dạng "thủ phạm" gây rối loạn giấc ngủ

Có một số yếu tố có thể gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ em và vị thành niên. Cũng giống như người lớn, trẻ em và thanh thiếu niên có thể gặp phải những căng thẳng trong cuộc sống với các mối quan hệ giữa cha mẹ, thầy cô, bạn bè... Chính từ những khúc mắc không được “gỡ nút” này đã gây trở ngại đến giấc ngủ của trẻ.

Theo khuyến cáo gần đây của National Sleep Foundation (NSF), số giờ ngủ của trẻ em và thanh thiếu niên cần là:
Trẻ sơ sinh (0 - 3 tháng): 14 - 17 giờ mỗi ngày.
Trẻ sơ sinh (4 - 11 tháng): 12 - 15 giờ.
Trẻ mới biết đi (1 - 2 tuổi): 11 - 14 giờ.
Trẻ mẫu giáo (3 - 5 tuổi): 10 - 13 giờ.
Độ tuổi đi học (6 - 13 tuổi): 9 - 11 giờ.
Thanh thiếu niên (14 - 17 tuổi): 8 - 10 giờ.

Bên cạnh đó, tiêu thụ đồ uống có chứa caffeine như cafe, sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chứa corticosteroid cũng là “thủ phạm” gây ra tình trạng này. Đặc biệt, trẻ em và thanh thiếu niên cũng có nhiều khả năng bị mất ngủ "ghé thăm" nếu trong ngày ngủ quá nhiều, có người thân trong gia đình đã/đang gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng các thiết bị công nghệ chính là nguyên nhân lớn gây ra chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ.

Tháng trước, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ Open cho biết, 50% trẻ em sẽ có vấn đề giấc ngủ nếu các em dành ít nhất 4 giờ mỗi ngày để sử dụng các thiết bị phương tiện truyền thông. "Với sự gia tăng phổ biến của công nghệ, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đã ngủ rất muộn do giao tiếp với bạn bè trên điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ánh sáng từ thiết bị cộng với việc đi ngủ muộn là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ của trẻ và thanh thiếu niên", TS. Neil Kline – thuộc Hiệp hội Giấc ngủ Mỹ cho biết.

Ngáy có thể là một triệu chứng của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, nó cũng có thể là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Các triệu chứng khác của rối loạn giấc ngủ bao gồm: Khó ngủ, mệt mỏi vào ban ngày, trí nhớ kém, thiếu tập trung, giảm khả năng tập trung, dễ cáu kỉnh, tính khí thất thường, hiếu động thái quá và trầm cảm.

Sử dụng thiết bị điện tử khi ngủ là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Tác hại của rối loạn giấc ngủ

Thiếu ngủ có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe cho trẻ em và thanh thiếu niên, cả trong thời thơ ấu và tuổi trưởng thành. Năm 2011, một nghiên cứu công bố trên BMJ cho rằng, trẻ không được ngủ đủ giấc có nguy cơ cao bị bệnh béo phì so với những đứa trẻ khác. Các nhà nghiên cứu phát hiện, trẻ em có thời gian ngủ ngắn ở độ tuổi từ 5 - 6 sẽ tăng 60 - 100% nguy cơ mắc bệnh béo phì ở tuổi 15 so với trẻ có giấc ngủ đầy đủ.

Đặc biệt, vào tháng 3/2014, một nghiên cứu khác về mối liên hệ giữa sức khỏe và giấc ngủ cũng cho thấy thanh thiếu niên thừa cân và thiếu ngủ sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch và đột quỵ.

TS. Paruthi - chuyên gia về giấc ngủ, người phát ngôn của Viện Hàn Lâm Mỹ cho biết, ngủ đủ giấc sau một ngày học tập làm tăng sự phát triển của các các tế bào não, từ đó giúp trẻ có trí nhớ lâu hơn. Vì vậy, thiếu ngủ là nguyên nhân khiến trẻ kém thông minh, học tập sa sút. TS. Paruthi cũng nhấn mạnh, giấc ngủ rất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển tổng thể của một đứa trẻ.

Cô nói: "Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể cản trở sự giao tiếp của các em trong trường học, trong các tình huống xã hội và nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Đặc biệt, những tác động tiêu cực này có khả năng nặng hơn khi các em trưởng thành".

Trong điều trị rối loạn giấc ngủ của trẻ, các bác sỹ có thể đề nghị bổ sung melatonin - là một hormone tự nhiên giúp cơ thể điều chỉnh giấc ngủ -  kết hợp liệu pháp tâm lý để cải thiện thời gian ngủ của trẻ. Theo TS. Kline, các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ có thể giảm bớt khi đứa trẻ lớn lên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể tồn tại kể cả khi trẻ đã trưởng thành. Do đó, TS. Kline cho biết, cha mẹ không nên bỏ qua những dấu hiệu rối loạn giấc ngủ của con em mình.

Tiếp đó, phụ huynh nên nói chuyện với bác sỹ chuyên khoa về cách ngủ của con và thảo luận với bác sỹ khi trẻ có những dấu hiệu khác thường trong lúc ngủ. Đặc biệt, cần theo dõi các vấn đề về giấc ngủ trong thời thơ ấu của trẻ, xác định những nguyên nhân cơ bản và có phương pháp điều trị thích hợp khi cần thiết.

Lời khuyên giúp trẻ cải thiện giấc ngủ:

Cha mẹ cần đảm bảo con mình được ngủ trong một môi trường phù hợp: Không ồn ào, quá lạnh hoặc quá nóng bởi những yếu tố này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.

Nói chuyện với trẻ về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe của trẻ.

Thiết lập giờ đi ngủ thường xuyên cho bản thân và con cái.

Khi đến giờ đi ngủ không cho trẻ sử dụng các thiết bị phương tiện truyền thông như điện thoại thông minh hay máy tính bảng trong phòng ngủ.

Thay vì xem TV, chơi trò chơi video hoặc duyệt Internet trước khi đi ngủ, hãy khuyến khích trẻ đọc một cuốn sách có nội dụng nhẹ nhàng hay nghe nhạc.

Nói chuyện với giáo viên của trẻ để tìm hiểu về sự tỉnh táo của con trong ngày học và yêu cầu giáo viên thông báo cho bạn nếu trẻ ngủ trong giờ học để có phương pháp xử lý kịp thời.
M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp