Phát hiện và can thiệp sớm tình trạng rối loạn phổ tự kỷ là điều cần thiết
Tăng cường hỗ trợ giáo dục cho trẻ tự kỷ trong các trường học tại TP.HCM
Dấu hiệu sớm cảnh báo trẻ mắc chứng tự kỷ bố mẹ cần biết
Cảnh báo hóa chất gây tự kỷ tiềm ẩn trong đồ dùng hằng ngày
“Chìa khóa” quan trọng để điều trị tự kỷ đạt hiệu quả cao
Rối loạn phổ tự kỷ (autism spectrum disorder) hay còn gọi là tự kỷ là một nhóm các rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và phát triển kỹ năng. Những người tự kỷ phải đối mặt với nguy cơ bị cô lập xã hội, gặp khó khăn trong học tập hoặc nơi làm việc và có thể cần hỗ trợ tâm lý xã hội khi trưởng thành.
Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ 105 nghiên cứu về tỷ lệ tự kỷ ở 33 quốc gia. Kết quả cho thấy, cứ 127 người thì có một người mắc chứng tự kỷ. Con số này tăng vọt đáng báo động so với con số cứ 271 người thì có một trường hợp được báo cáo vào năm 2019.
Phân tích dữ liệu cũng nhận thấy, chứng tự kỷ phổ biến hơn đáng kể ở trẻ em trai và nam giới, với tỉ lệ là 2,1 nam thì có 1 nữ. Con số này thấp hơn ước tính hiện tại của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), theo đó tự kỷ phổ biến ở nam giới gấp gần 4 lần so với nữ giới. Ngoài ra, nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc chứng tự kỷ giảm dần theo tuổi tác.
Nghiên cứu này nhấn mạnh việc phát hiện và can thiệp sớm chứng tự kỷ là điều cần thiết. Theo tác giả chính của nghiên cứu Damian Santomauro, việc can thiệp sớm không chỉ là nhu cầu của trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ, mà còn của cả người lớn - những người thường không được quan tâm đầy đủ trong nghiên cứu.
“Để giải quyết gánh nặng sức khỏe toàn cầu của chứng rối loạn phổ tự kỷ, cần ưu tiên các nguồn lực cho các chương trình phát hiện sớm, bao gồm các công cụ chẩn đoán được cải tiến, đặc biệt là đối với người lớn và những người ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, hỗ trợ người chăm sóc và các dịch vụ phù hợp với nhu cầu thay đổi của những người mắc chứng tự kỷ trong suốt cuộc đời của họ", các nhà nghiên cứu kết luận trong thông cáo báo chí của Đại học Washington (Mỹ).
Bình luận của bạn