Sai lầm tai hại khi chăm sóc da vảy nến

Chăm sóc da không đúng cách có thể khiến vảy nến bùng phát nghiêm trọng

Biện pháp chăm sóc tại nhà giúp cải thiện bệnh vảy nến

Vảy nến móng tay: Cách nhận biết và giải pháp cải thiện

10 phút dưới ánh nắng mặt trời giúp dịu ngứa da do bệnh vảy nến?

Vảy nến móng tay và các phương pháp điều trị bệnh hiện nay

Vảy nến là bệnh lý da liễu mạn tính khá phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng rất dễ tái phát và khó điều trị. Người bệnh vảy nến gặp phải nhiều vấn đề về thẩm mỹ do những vùng da tổn thương thường đỏ, ngứa ngáy, có vảy. Tùy theo tình trạng bệnh mà bạn mắc phải, vảy nến có thể xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu hoặc những mảng da lớn trên thân người.

Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường thấy ở người trưởng thành dưới 35 tuổi. Dấu hiệu phổ biến nhất là xuất hiện nhiều mảng da đỏ với những đốm vảy dày. Vì thế, lựa chọn đầu tiên mà nhiều người bệnh nghĩ tới là chà xát để làm sạch vảy da.

Các phương pháp tẩy tế bào chết vật lý đều sử dụng ma sát, tăng thêm tổn thương cho da vảy nến

Các phương pháp tẩy tế bào chết vật lý đều sử dụng ma sát, tăng thêm tổn thương cho da vảy nến

Theo BS Ivy Lee – chuyên gia da liễu tại Đại học South California (Mỹ), tẩy tế bào chết vật lý chỉ giúp loại bỏ vảy da tạm thời. Thực chất, về lâu dài, thói quen này có hại với da vảy nến. Trong y văn có ghi nhận hiện tượng Koebne, chỉ tình trạng các bệnh da liễu như vảy nến phát sinh ngay tại các vết thương trên da (dù là xước, cắt, cào gãi).

Một số bệnh nhân khi phát hiện mảng da bong vảy nhỏ trên đầu gối, khuỷu tay đã dùng đá kỳ, xơ mướp, bông tắm kỳ cọ thật mạnh nhằm tẩy da chết. Nhưng sau đó, triệu chứng vảy nến còn bùng phát mạnh mẽ, tạo thành những mảng tổn thương rộng hơn.

Các chuyên gia da liễu khuyến cáo, người bệnh vảy nến nên lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học có kết hợp thêm thành phần dưỡng ẩm lành tính. Khác với cơ chế tẩy tế bào chết vật lý nhờ ma sát, các hóa chất này giúp bạt sừng, làm bong vảy da chết khỏi bề mặt một cách nhẹ nhàng.

Những mảng tế bào chết lớn, dày và có vảy cần được loại bỏ cẩn thận bằng phương pháp tẩy tế bào chết hóa học - Ảnh: Beauty Within

Những mảng tế bào chết lớn, dày và có vảy cần được loại bỏ cẩn thận bằng phương pháp tẩy tế bào chết hóa học - Ảnh: Beauty Within

Một số thành phần thường được chỉ định với người bệnh vảy nến gồm các acid hữu cơ (acid salicylic, acid lactic) kết hợp với ceramide hoặc omega-3 nhằm dưỡng ẩm. Nhờ đó, các vảy da sẽ được lấy đi, đồng thời làn da được củng cố và làm dịu kịp thời.

Trong thời tiết hanh khô, vùng da bị vảy nến cần được bảo vệ và cung cấp độ ẩm thường xuyên. Bạn nên thoa kem dưỡng ẩm ít nhất 2-3 lần một ngày, bôi ngay sau khi tắm và bất cứ khi nào cảm thấy khô da.

Cho đến nay, chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu với bệnh tự miễn như vảy nến. Người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị được bác sỹ chỉ định và tái khám định kỳ. Về sinh hoạt hàng ngày, bạn nên chủ động bảo vệ hệ miễn dịch bằng cách: Bỏ thuốc lá, kiểm soát stress, ngủ đủ giấc, hạn chế dùng chất kích thích.

 
Quỳnh Trang (Theo Well and Good)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu