- Chuyên đề:
- Làn da sáng hồng
Tẩy tế bào chết đều đặn giúp làn da của bạn mịn màng và sạch sẽ hơn
Ăn gì giúp ngăn ngừa da khô, bong tróc vào mùa Đông?
6 thói quen xấu khiến da khô hơn vào mùa Đông
6 thực phẩm giúp làn da khỏe mạnh, rạng ngời trong mùa lạnh
“Giải cứu” làn da trong mùa hanh khô
Tần suất tẩy tế bào chết phù hợp
Tẩy tế bào chết là một trong các bước chăm sóc da quan trọng. Tế bào biểu bì chết đi và tái sinh đều đặn, tạo ra một lớp tế bào chết trên bề mặt da. Mỗi ngày, chúng sẽ tích tụ cùng bụi bẩn, bã nhờn và mồ hôi mà mắt thường không nhìn thấy được.
Do đó, tẩy da chết toàn thân sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh da liễu, giúp cơ thể bạn luôn thơm tho. Không chỉ giúp đảm bảo làn da sạch sẽ, việc tẩy tế bào chết cho mặt và cơ thể góp phần cải thiện sự đàn hồi cho bề mặt da. Tẩy da chết đúng cách cũng giúp da sáng màu và tràn đầy sức sống hơn.
Dù có lợi như vậy, bạn không nên thực hiện tẩy tế bào chết hàng ngày. Các phương pháp tẩy tế bào chết đều là tác động vật lý hoặc hóa học lên làn da để lấy đi lớp sừng bên ngoài. Lạm dụng tẩy tế bào chết có thể khiến da bị đỏ rát, kích ứng.
Thay vào đó, tần suất tẩy tế bào chết phù hợp là 1-2 lần/tuần. Tuy nhiên, từng vùng của cơ thể sẽ có nhu cầu làm sạch khác nhau:
Mặt
Có vô vàn các sản phẩm tẩy tế bào chết dành riêng cho gương mặt, bởi đây là vùng da nhạy cảm và cần được chăm sóc kỹ càng hơn. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất và bắt đầu tẩy tế bào chết với tần suất 1 lần/tuần để làm quen với sản phẩm.
Bàn tay
Hàng ngày, chúng ta vốn rửa tay thường xuyên để phòng các bệnh lây qua đường hô hấp. Do đó, bàn tay không cần tẩy tế bào chết quá kỹ càng. Bạn chỉ cần nhớ kỳ cọ, chà xát tay nhẹ nhàng. Đừng quên dưỡng ẩm cho tay kỹ càng để ngăn ngừa tình trạng khô nẻ trong mùa Đông.
Bàn chân
Mỗi ngày, chúng ta đều di chuyển và tác động lực lên bàn chân, lâu ngày sẽ khiến làn da chai sạn và khô ráp. Vì thế, đôi chân cũng cần được quan tâm và tẩy da chết đều đặn.
Bạn có thể dùng đá kỳ để tẩy da chết cho bàn chân 1-2 lần/tuần để làm mềm bàn chân. Với các vết chai cứng đầu, hãy tới các spa, cơ sở thẩm mỹ uy tín để loại bỏ an toàn.
Chân
Việc tẩy tế bào chết cho đôi chân có thể giúp thao tác cạo lông, tẩy lông diễn ra dễ dàng hơn. Hãy tẩy tế bào chết cho chân khoảng 1-2 lần/tuần, nhất là trước khi bạn có ý định "dọn cỏ" vùng da này.
Lưng
Vùng lưng cũng cần được kỳ cọ, tẩy tế bào chết vài lần/tuần để hạn chế mụn cám, mụn trứng cá mọc trên lưng.
Lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp
Có 2 dạng sản phẩm tẩy tế bào chết phổ biến trên thị trường :
- Tẩy tế bào chết vật lý: Dùng lực ma sát để lấy đi lớp sừng, bụi bẩn trên da. Có thể kể đến việc dùng bông tắm, găng tay tắm, xơ mướp, đá tắm, bàn chải, các sản phẩm dạng hạt (scrub).
- Tẩy tế bào chết hóa học: Dùng các chất hóa học có khả năng thẩm thấu vào da để loại bỏ các tế bào chết. Chúng thường là các acid hữu cơ có nồng độ an toàn với da như AHA, BHA.
Bạn có thể lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết kết hợp với sữa tắm, sữa rửa mặt để rút ngắn quá trình vệ sinh cơ thể.
Cách thực hiện tẩy tế bào chết toàn thân
Tẩy tế bào chết cơ thể
Làm ướt da. Thoa sản phẩm tẩy tế bào chết lên da hoặc di chuyển dụng cụ theo chuyển động tròn, massage nhẹ nhàng mỗi khu vực không quá 30 giây. Sau đó, xả sạch vùng da đó với nước ấm và dưỡng ẩm cho da sau khi tẩy tế bào chết.
Tẩy tế bào chết cho mặt
Thoa sản phẩm lên mặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lưu ý không nên chà xát sản phẩm lên mặt mà chỉ nên massage nhẹ nhàng.
Bình luận của bạn